Quân đội Pakistan đã đưa tên lửa Nars vào kho vũ khí của mình từ năm 2017. Tên lửa này được cho là một hệ thống vũ khí có độ chính xác cao và có khả năng cơ động trên các chuyến bay.
Hệ thống Nasr có tầm xa 70km và được thiết kế để đối phó với học thuyết “Cold Start” (Khởi đầu lạnh) của Ấn Độ - một kế hoạch chiến đấu được huy động nhanh chóng nhằm chỉ dẫn cho các quan chức quân đội Ấn Độ trong trường hợp có một cuộc chiến tranh với Pakistan.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ India Today, chỉ huy quân đội Ấn Độ - Tướng Bipin Rawat cho rằng các cuộc chiến trong tương lai sẽ ngắn và dữ dội, do đó phải chuẩn bị để di chuyển nhanh.
Khả năng di chuyển, tầm xa, độ chính xác và khả năng bắn nhanh của Nasr đều thể hiện phản ứng của Pakistan đối với học thuyết “Cold Start”.
Vụ thử thứ 2 thử nghiệm khả năng đánh bại đối thủ bằng cách xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo hiện có nào ở khu vực xung quanh hay bất kỳ hệ thống nào khác đang được phát triển.
Đối với Ấn Độ, đó là các hệ thống phòng không S-400 Triumf mới mua từ Nga trong một hợp đồng trị giá 5 tỉ USD. Những hệ thống này sẽ được chuyển tới Ấn Độ vào tháng 10/2020. Hệ thống S-400 có thể lựa chọn các mục tiêu trên bầu trời ở khoảng cách xa tới 400km.
Tháng 9 năm ngoái, Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ, phòng thí nghiệm vũ khí nhà nước đã thử tên lửa Prahhar được thiết kế để chống lại các hệ thống Nasr của Pakistan. Prahaar có tầm với gần gấp đôi so với Nasr (150km) nhưng chỉ mang vũ khí thông thường. Ngược lại, Nasr có thể được lắp đầu đạn hạt nhân.
Điều này khiến cho Nasr là mối lo ngại thực sự đối với các nhà quan sát. Tác giả Rajeswari Rajagopalan trên tờ Diplomat viết “những vũ khí như vậy phải được triển khai, việc kiểm soát vũ khí này cần được giao phó cho các cấp chỉ huy thấp hơn, để có thể tăng khả năng sử dụng những vũ khí này mà không cần được lệnh từ trung ương”.