WHO: Tiêm vắc xin tăng cường không khả thi để chống lại biến chủng mới của SARS-CoV-2

GD&TĐ - Các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, tiêm tăng cường vắc xin gốc không phải là chiến lược khả thi để đối phó với các chủng mới của SARS-CoV-2, mà có thể cần một loại vắc xin mới.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Nhóm chuyên gia của WHO phụ trách đánh giá hiệu quả của các vắc xin Covid-19 cho biết, việc tiêm chủng tăng cường bằng các vắc xin hiện có không phải là cách tốt nhất để đối phó với đại dịch.

Nhóm cố vấn kỹ thuật của WHO về chế phẩm vắc xin Covid-19 (TAG-Co-VAC) cho biết: “Chiến lược tiêm chủng dựa trên các liều nhắc lại của thành phần ban đầu khó có thể phù hợp hoặc bền vững”.

Nhóm của WHO nhấn mạnh, cần phải cập nhật các loại vắc xin hiện có để đạt mục tiêu tốt hơn đối với các biến chủng Covid-19 mới như Omicron - chủng virus đã lây lan nhanh chóng và được phát hiện ở 149 quốc gia trên thế giới.

TAG-Co-VAC kêu gọi phát triển của các loại vắc xin mới. Điều này không chỉ bảo vệ những người mắc Covid-19 diễn biến nặng hơn mà còn ngăn chặn tốt hơn những người nhiễm virus SARS-CoV-2 ngay từ đầu.

"Các loại vắc xin Covid-19 có tác dụng cao trong việc ngăn lây nhiễm. Ngoài ra, việc ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong là cần thiết và nên được phát triển”, TAG-Co-VAC cho hay.

Nhóm chuyên gia WHO cho rằng, điều này sẽ giúp giảm bớt "sự lây nhiễm trong cộng đồng". Đồng thời gợi ý rằng các nhà phát triển vắc xin nên cố gắng tạo ra các mũi tiêm "tạo ra các phản ứng miễn dịch rộng rãi, mạnh mẽ và lâu dài để giảm nhu cầu về các liều tăng cường liên tiếp".

Theo WHO, 331 loại vắc xin đang được nghiên cứu trên khắp thế giới. Nhóm cho biết, cho đến khi vắc xin mới được phát triển, "thành phần của vắc xin Covid-19 hiện tại có thể cần được cập nhật".

Điều này sẽ "đảm bảo rằng vắc xin tiếp tục cung cấp các mức độ bảo vệ chống lại nhiễm bệnh do các biến chủng virus SARS-CoV-2 gây ra, trong đó có chung Omicron và các biến chủng khác trong tương lai".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ