Vùng đất của những nàng tiên

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nhiều người cho rằng, có những thực thể mang đôi cánh xuất hiện ở một nơi được gọi là 'Vùng đất của các nàng tiên' thuộc Pakistan.

Những nàng tiên trong truyền thuyết ở Peristan (Pakistan).
Những nàng tiên trong truyền thuyết ở Peristan (Pakistan).

Hầu như mọi nền văn hóa đều có những câu chuyện thần thoại về các thực thể mang đôi cánh được cho là tiên từ trên trời bay xuống vui đùa trong một khoảng thời gian nào đó.

Không hẳn là cổ tích, gần đây, nhiều người cho rằng có những sinh vật như vậy xuất hiện ở một nơi được gọi là “Vùng đất của các nàng tiên” thuộc Pakistan. Thực hư ra sao?

Tiên nữ và sơn dương

Một bức tranh mô tả Peri vào thế kỷ 19.

Một bức tranh mô tả Peri vào thế kỷ 19.

Các truyền thuyết về Peri ở Peristan - Vùng đất của các nàng tiên của Pakistan - vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Khi leo núi Terich Mir, khách du lịch được khuyên không mặc đồ màu đỏ và hãy đề phòng những tảng đá bay, đặc biệt không được khuấy động những con sơn dương

Được gọi là Peri - bắt nguồn từ tiếng Ba Tư cổ có nghĩa là “cánh”, những người đẹp lạ thường được cho là sống ở Peristan - “Vùng đất của các nàng tiên”. Theo truyền thuyết, địa điểm này nằm trên Terich Mir, đỉnh núi cao nhất ở dãy Hindu Kush, Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan.

Có một yếu tố đáng chú ý trong câu chuyện về các Peri, đó là sơn dương, loài dê lớn có sừng dài hình xoắn ốc, động vật biểu tượng quốc gia của Pakistan. Người ta nói rằng, sơn dương được bảo vệ bởi các Peri và bất kỳ ai đi săn loài vật này phải được sự cho phép của các nàng tiên, nếu tự tiện hành động sẽ bị thương, thậm chí bị bắt cóc mang đi mất tích.

Sơn dương (markhor) có nghĩa là “kẻ ăn rắn” vì chúng có khả năng hạ sát và ăn thịt các loài rắn độc. Thậm chí, văn hóa dân gian còn kể rằng, khi sơn dương nhai rắn, một chất sủi bọt hình thành trong miệng chúng, được cho là có đặc tính chữa bệnh và kháng nọc độc.

Mặc dù, điều này chưa được chứng minh, nhưng vẫn không ngăn sơn dương trở thành con vật thần thoại, bảo vệ người chống loài rắn độc. Đây cũng là lý do mà truyền thuyết cho rằng các Peri tích cực bảo vệ chúng.

Về Peri, thần thoại Ba Tư cổ đại mô tả họ là những linh hồn có cánh với vẻ đẹp tuyệt vời. Các bản dịch đầu tiên của Kinh Qur’an bằng tiếng Ba Tư cho biết Peri là phiên bản thiện của jinn (sinh thể siêu nhiên có khả năng biến hình), bảo vệ con người khỏi jinn ác.

Do là phụ nữ, Peri đặc biệt bảo vệ nữ giới, nhất là những người đang mang thai. Một số pháp sư được cho là đã cầu xin sự giúp đỡ của Peri để chữa lành vết thương cho sản phụ sau khi sảy thai.

Vùng đất của nữ thần

Sơn dương, loài vật được các nàng tiên bảo vệ.

Sơn dương, loài vật được các nàng tiên bảo vệ.

Niềm tin Peri phổ biến trong văn hóa Kalash của một nhóm sắc tộc nhỏ ở Pakistan. Họ thực hành tôn giáo của riêng mình, một dạng của thuyết Vật linh nên không có gì ngạc nhiên khi họ gắn Peri với sơn dương.

Theo truyền thuyết của người Kalash, đỉnh Terich Mir là quê hương của nữ thần Krumai, một người biến hình, có lúc xuất hiện dưới hình dạng một sơn dương sừng xoăn.

Trong lốt thú, bà bị một vị thần khác săn đuổi, chộp lấy và ném xuống sông. Tuy nhiên, sơn dương nhảy được trên mặt nước và chạy lên một vách đá, khắc những vết cắt trên đó. Sau khi tiết lộ con người thật của mình, bà được các vị thần tại đây chấp nhận và trở thành người bảo vệ cho việc sinh nở.

Do Krumai biến hình thành sơn dương, có một số truyền thuyết dân gian nói rằng đây là lý do tại sao sơn dương được bảo vệ bởi các nàng tiên Peri. Tuy nhiên, các phiên bản khác của câu chuyện lại kể rằng, Peri là những người biến hình thành sơn dương - đôi cánh của họ sau đó trở thành hai chiếc sừng cong tuyệt đẹp.

Ngoài các biến thể khác nhau về nguồn gốc của Peri, cũng có nhiều câu chuyện về vị trí chính xác của “Vùng đất của các nàng tiên”. Phiên bản tiếng Ba Tư và Hồi giáo cổ cho rằng, nó trên Terich Mir ở Hindu Kush, mà họ gọi là pháo đài vàng của nhà vua và là nơi của sự ác độc và chết chóc, nơi không một người phàm nào dám mạo hiểm đến. Điều này lan truyền có thể nhằm ngăn ngừa việc sát hại sơn dương của những kẻ săn trộm.

Mặc dù ở Terich Mir, các Peri cũng được đi đây đi đó. Truyền thuyết kể rằng, khi bắt được một người phàm trần, các Peri sẽ đưa người đó về cung điện của vua tiên trên Terich Mir. Người bị bắt được trao hai chiếc cốc, một chiếc chứa đầy máu và chiếc còn lại chứa sữa. Nếu chọn máu, người đó sẽ trở nên vô hình trong suốt phần đời còn lại. Còn chọn sữa, họ sẽ mất ý thức và được Peri đưa trở về nơi ở.

Lần leo núi đầu tiên ở nơi này được ghi nhận vào ngày 21 tháng 7 năm 1950, bởi một đoàn thám hiểm người Na Uy bao gồm Arne Næss, P. Kvernberg, H. Berg, Tony Streather… và một người khuân vác địa phương. Người này được cho là rất lo sợ về một cuộc chạm trán với các Peri.

Anh ta van xin nhóm leo núi bỏ lại các trang phục màu đỏ và bất cứ thứ gì có màu máu trên đó, nếu không họ sẽ bị ném đá bởi những thế lực siêu nhiên lẩn khuất, dường như có liên quan đến những nàng tiên có cánh. Thực tế đã có những người bị đá từ trên cao rơi xuống gây thương tích khi không nghe cảnh báo của dân địa phương.

Đá rơi trên núi có thể có nhiều cách giải thích theo tự nhiên, nhưng điều đó không ngăn cản nhiều người tin vào tiên nữ đặt cho Peri một cái tên khác - Bohtan Doyak hay “những người ném đá”.

Theo Mysteriousuniverse

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sóng nước biển Đông. Ảnh: Bình Thanh

Gửi tới Trường Sa

GD&TĐ - Trong những ngày đầu tháng Tư, mẹ bắt đầu chuyến công tác xa nhà dài ngày, nửa tháng trước, mẹ đã thông báo tới chúng con đôi điều về chuyến công tác.
Minh họa/INT

Tuyến yên và bệnh lý liên quan

GD&TĐ - Tuyến yên là tuyến rất nhỏ, nằm ở vị trí kín đáo và được bảo vệ rất cẩn thận trong hộp sọ chắc chắn.
Một số trẻ gặp khó khăn trong việc định hướng các mối quan hệ ở trường.

Học sinh Anh nghỉ học tăng nhanh

GD&TĐ - Tiền phạt, nhu cầu sức khỏe và môi trường học tập kém là những nguyên nhân khiến số trẻ em tại Anh nghỉ học ngày càng tăng.