Vụ nổ súng vào ông Trump: Thay đổi bối cảnh chính trị Hoa Kỳ

GD&TĐ - Vụ nổ súng trong cuộc vận động tranh cử của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump gây sốc cho các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới.

Viên đạn bay tới ông Trump. (Ảnh: X)
Viên đạn bay tới ông Trump. (Ảnh: X)

Phản ứng của các nhà lãnh đạo ở châu Mỹ, châu Âu và châu Á là sự pha trộn giữa nỗi kinh hoàng trước vụ việc và nghi vấn về tình trạng nền dân chủ của Mỹ.

Đây cũng là điều có thể khiến bối cảnh chính trị Mỹ thay đổi đáng kể.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói trên mạng xã hội X: “Sara và tôi bị sốc trước cuộc tấn công rõ ràng nhằm vào cựu Tổng thống Trump. Chúng tôi cầu nguyện cho sự an toàn và hồi phục nhanh chóng của ông ấy.”

Thủ tướng mới đắc cử của Vương quốc Anh Kier Starmer viết: “Tôi kinh hoàng trước những cảnh tượng gây sốc tại cuộc vận động tranh cử của cựu Tổng thống Trump và chúng tôi gửi đến ông ấy và gia đình những lời chúc tốt đẹp nhất."

"Bạo lực chính trị dưới mọi hình thức không có chỗ đứng trong xã hội của chúng ta và suy nghĩ của tôi hướng về tất cả các nạn nhân của cuộc tấn công này.” - ông nói thêm.

Javier Milei, Tổng thống theo chủ nghĩa dân túy của Argentina, đã chia sẻ lại một bài đăng trên X gợi ý rằng “những người theo chủ nghĩa toàn cầu hóa”, những người đang khao khát “hạ bệ” ông Trump đã cố gắng giết ông ấy.

Trong khi đó, Tổng thống El Salvador Nayib Bukele chỉ đăng một từ duy nhất, “Dân chủ?” sau sự cố trên.

Thủ tướng Hà Lan Geert Wilders đăng Hashtag đơn giản “#prayfortrump.” (Cầu nguyện cho ông Trump)

Lãnh đạo Đảng Tập hợp Quốc gia cực hữu của Pháp, Jordan Bardella, nói rằng: “Bạo lực là chất độc của bất kỳ nền dân chủ nào”.

Trong khi đó, nhà lãnh đạo Hungary Viktor Orbán, người gần đây đã gặp ông Trump tại Mar-a-Lago, đã đăng trên X: “Suy nghĩ và lời cầu nguyện của tôi hướng về cựu Tổng thống @realDonaldTrump trong những giờ phút đen tối này”.

Thủ tướng Ý Georgia Meloni đăng trên mạng xã hội X rằng ông gửi lời chúc tốt đẹp nhất và mong ông Trump sớm phục hồi. Hy vọng vài tháng tới của chiến dịch bầu cử sẽ chứng kiến sự chiếm ưu thế của ​​đối thoại và trách nhiệm trước hận thù và bạo lực.

Biên tập viên quốc tế của tờ báo Đức Der Spiegel viết: “Chúng ta đang ở một thời điểm khủng khiếp trong lịch sử”.

Tại Mỹ, các cựu tổng thống quan chức Mỹ đã chia sẻ trên mạng xã hội sau vụ tấn công ông Trump.

Phó Tổng thống Kamala Harris nóitrong một tuyên bố: "Chúng tôi đang cầu nguyện cho ông ấy, gia đình anh ấy và tất cả những người bị thương và bị ảnh hưởng bởi vụ xả súng vô nghĩa này.... Bạo lực như thế này không có chỗ ở đất nước chúng ta."

Cựu Tổng thống Barack Obama cho biết: “Hoàn toàn không có chỗ cho bạo lực chính trị trong nền dân chủ của chúng ta.”

“Mặc dù chúng ta vẫn chưa biết chính xác chuyện gì đã xảy ra, nhưng tất cả chúng ta nên cảm thấy nhẹ nhõm vì cựu Tổng thống Trump không bị tổn thương nghiêm trọng và hãy tận dụng thời điểm này để tái cam kết giữ thái độ lịch sự và tôn trọng trong hoạt động chính trị của mình…” – ông nói thêm.

Trong khi đó, cựu Tổng thống Bill Clinton cũng cho rằng “bạo lực không có chỗ ở Mỹ, đặc biệt là trong tiến trình chính trị của chúng ta”. Ông cũng gửi lời chúc tới ông Trump và cảm ơn hành động nhanh chóng của Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ.

Thượng nghị sĩ McConnel nói rằng: “Đêm nay, cả nước Mỹ biết ơn vì ông Trump dường như đã ổn trong một cuộc tấn công tại cuộc mít tinh ôn hòa. Bạo lực không có chỗ trong nền chính trị của chúng ta.”

Cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi viết: “Là một người có gia đình là nạn nhân của bạo lực chính trị, tôi biết rõ rằng bạo lực chính trị dưới bất kỳ hình thức nào đều không có chỗ đứng trong xã hội chúng ta. Tôi cảm ơn Chúa vì cựu Tổng thống Trump vẫn an toàn.”

Khoảnh khắc ông Trump sau khi bị tấn công.
Theo Semafor/NY1

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Viêm kết mạc thường ủ bệnh (tính từ khi tiếp xúc với nguồn lây) 2 - 3 ngày. Ảnh: BVCC.

Phòng bệnh viêm kết mạc sau mưa lũ

GD&TĐ - Lượng mưa lớn gây ngập lụt, đem theo chất bẩn, độc hại là nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm tại mắt. Trong đó, bệnh viêm kết mạc là phổ biến.