Vụ nâng điểm thi THPT quốc gia 2018: Xử lý đúng người, đúng tội

GD&TĐ - Theo một số đại biểu Quốc hội, hành vi gian lận nâng điểm thi cho thí sinh ở Kỳ thi THPT quốc gia 2018 của một số cán bộ, giáo viên ngành GD là vi phạm đạo đức nhà giáo và không thể chấp nhận được; Cần kiên quyết xử lý nghiêm minh, công bằng, thậm chí đưa ra khỏi ngành những cán bộ này.

Bộ GD&ĐT đang tập trung tăng cường kỉ luật trường thi. Ảnh minh họa
Bộ GD&ĐT đang tập trung tăng cường kỉ luật trường thi. Ảnh minh họa

Tránh lặp lại những sai phạm tương tự

Bày tỏ sự đồng tình với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ về quan điểm cương quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ GD có hành vi gian lận điểm thi cho thí sinh; đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng, đây có thể coi là lời tuyên chiến cứng rắn trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực của ngành GD để hướng tới mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT mà chúng ta đang triển khai.

“Tôi mong muốn, quan điểm của người đứng đầu ngành GD-ĐT không chỉ là một lời tuyên bố mà cần được thực thi. Hy vọng việc xác định, xử lý những cá nhân sai phạm trong Kỳ thi THPT quốc gia 2018 sẽ được các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm túc, chính xác, đúng người, đúng tội. Đây cũng là bài học sâu sắc nhưng có giá trị lớn đối với những người trong ngành, để tránh lặp lại những sai phạm tương tự trong các kỳ thi tuyển sinh tiếp theo” - đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa nhấn mạnh.

Cần công khai danh tính những người tham gia vào quá trình nâng điểm của thí sinh ở Kỳ thi THPT quốc gia 2019 (cả trực tiếp và gián tiếp) và xử lý công bằng, nghiêm minh.

Đại biểu Quách Thế Tản

Còn đối với các thí sinh được nâng điểm trong Kỳ thi THPT quốc gia 2018, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng, cơ bản các thí sinh đã được xử lý dưới nhiều hình thức như: Trả lại điểm thực, sử dụng kết quả điểm thực để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Gần đây nhất, những thí sinh đã nhập học bằng điểm sửa cũng bị buộc thôi học ở các trường đại học.

Cần bảo đảm công bằng cho tất cả thí sinh. Ảnh minh họa
 Cần bảo đảm công bằng cho tất cả thí sinh. Ảnh minh họa

“Tôi cơ bản đồng tình với cách xử lý này. Tuy nhiên, hiện có một số trường hợp chưa được xử lý, vẫn tiếp tục theo học ở một số trường dân sự. Theo các cơ quan chức năng, đây là những trường hợp khó xử lý nếu dựa vào quy chế thi và cũng chưa có kết luận chính thức về hành vi sai phạm. Nhưng quan điểm của tôi, là cũng cần xử lý nghiêm khắc để bảo đảm công bằng”, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa nói.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa, cũng có ý kiến đặt ra vấn đề nên hay không nên công khai danh tính các thí sinh được nâng điểm. Đại biểu cho rằng, không nên quá nặng nề về vấn đề này. Điều quan trọng là xử lý sai phạm theo hướng không công nhận kết quả thi, bởi vì đó không phải là kết quả thực và các thí sinh ấy không xứng đáng; còn việc công khai rộng rãi danh tính lại thuộc phạm trù khác, cần được cân nhắc, thận trọng.

Không bao che, dung thứ

Theo đại biểu Quốc hội Lê Tuấn Tứ, tùy từng mức độ để xử lý những người có liên quan đến gian lận thi cử. Quan điểm là xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội. Với những người trực tiếp tham gia vào quá trình nâng điểm sẽ phải xử lý theo quy định của pháp luật và đưa ra khỏi ngành.

Tán thành với quan điểm của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, đại biểu Quốc hội Quách Thế Tản nêu ý kiến: Cần xử lý đối với cán bộ trong ngành GD tham gia vào quá trình nâng điểm thi THPT 2018. Theo đó, tùy theo mức độ sai phạm để có hình thức xử lý thỏa đáng. Quan điểm là phải nghiêm minh, công bằng và đúng người, đúng tội.

Đại biểu Quách Thế Tản. Ảnh: Quochoi.vn
 Đại biểu Quách Thế Tản. Ảnh: Quochoi.vn

“Quá trình xử lý cũng nên xem xét từng trường hợp cụ thể để những người có hành vi sai phạm phải tâm phục, khẩu phục; với những trường sai phạm đã rõ có thể đưa ra khỏi ngành. Tôi đồng tình với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ rằng, không bao che, dung thứ và không có vùng cấm trong xử lý những hành vi sai phạm của những người liên quan đến gian lận nâng điểm thi Kỳ thi THPT quốc gia 2018” - đại biểu Quách Thế Tản nhấn mạnh.

Đối với các thí sinh được nâng điểm, theo ông Tản cần xem xét thấu tình đạt lý. “Quan điểm của tôi là không cần thiết phải công khai danh tính các thí sinh. Hiện các em đã bị xử lý theo quy chế thi và đang phải nhận “búa rìu” của dư luận. Các em mới bước vào tuổi thanh niên, cả tương lai phía trước đang chào đón vì thế hãy cho các em cơ hội sửa chữa” - đại biểu Quách Thế Tản chia sẻ, đồng thời đề xuất: Kỳ thi THPT quốc gia 2019 tới đây, cần làm tốt công tác tổ chức, quán triệt đến từng giáo viên quy chế thi. Khâu thanh tra cũng cần làm nghiêm túc từ Bộ đến cơ sở. Dù giải pháp kỹ thuật nào đi chăng nữa, thì yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất và bao trùm lên là tinh thần trách nhiệm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.