Vụ cá chết bất thường trên sông Chu (Thanh Hóa): Tác nhân chính không còn hiện hữu

Vụ cá chết bất thường trên sông Chu (Thanh Hóa): Tác nhân chính không còn hiện hữu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thanh Hóa có công văn về việc: Thực hiện các biện pháp khắc phục hiện tượng cá chết bất thường trên sông Chu, đoạn chảy qua địa bàn huyện Thọ Xuân.

Công văn của Sở NN&PTNT Thanh Hóa, nêu: Ngay sau khi nhận được thông tin cá chết bất thường trên sông Chu, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y xuống thực địa kiểm tra, chẩn đoán và tiến hành thu mẫu xét nghiệm tìm nguyên nhân.

Kết quả kiểm tra thực tế tại các khu vực nuôi trên sông và kết quả xét nghiệm (mẫu nước, mẫu cá) tại phiếu kết quả phân tích mẫu bệnh BCDV200318 ngày 20/3/2020 và phiếu kết quả phân tích mẫu nước MTBN 200317 ngày 23/3/2020 của Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I, cho thấy: Mẫu bệnh phẩm (mẫu cá) đều âm tính với KHV, REO và SCV. Mẫu cá bị nhiễm vi khuẩn Pseudomonas sp.

Vụ cá chết bất thường trên sông Chu (Thanh Hóa): Tác nhân chính không còn hiện hữu ảnh 1
Vụ cá chết bất thường trên sông Chu (Thanh Hóa): Tác nhân chính không còn hiện hữu ảnh 2
Công văn của Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa.

Đối với mẫu môi trường (mẫu nước): Các chỉ tiêu PH, DO, TDS, BOD5, N-NH4+, COD, P-PO43, H2S, sắt tổng, N-NO2, TSS, P tổng, N tổng đều nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT, QCVN 02-22:2015/BNNPTNT và Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I.

Hàm lượng N-NO3- của 3 mẫu đều cao hơn so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT, hàm lượng giao động từ 2,38 - 5,16mg/l, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.

Cũng theo kết quả kiểm tra, xét nghiệm các mẫu cá chết, mẫu môi trường nước tại thời điểm lấy mẫu (lúc 12 giờ ngày 16/3/2020), cho thấy: Hàm lượng N-NO3- trong nước cao hơn tiêu chuẩn. Mẫu cá có nhiễm vi khuẩn Pseudomonas sp - đây là loại vi khuẩn gây chết trên cá.

Tuy nhiên, đối với 2 tác nhân này chỉ gây hiện tượng cá chết với tỷ lệ thấp và chậm. Còn đối với hiện tượng cá chết nhanh, tỷ lệ cao như trên tại thời điểm lấy mẫu có thể tác nhân chính không còn hiện hữu.

Để khắc phục nguyên nhân cá chết và giảm thiểu thiệt hại cho các hộ nuôi cá lồng trên sông Chu, Sở NN&PTNT đề nghị Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp khắc phục hiện tượng cá chết trên sông Chu đoạn qua địa bàn xã Xuân Thiên và Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân. Đồng thời, tiếp tục phối hợp với các đơn vị chức năng làm rõ nguyên nhân gây cá chết bất thường trên để có giải pháp xử lý kịp thời.

Vụ cá chết bất thường trên sông Chu (Thanh Hóa): Tác nhân chính không còn hiện hữu ảnh 3
Người dân vớt cá lồng bị chết bất thường

Trước đó, như GD&TĐ đã phản ánh, rạng sáng ngày 16/3, cá lồng của các hộ dân nuôi trên sông Chu, đoạn qua địa bàn xã Xuân Thiên và Thọ Lâm bắt đầu chết hàng loạt. Cùng thời điểm đó, nước sông Chu đoạn qua các địa phương nêu trên có dấu hiệu đổi màu, nổi nhiều bọt.

Theo báo cáo của UBND huyện Thọ Xuân, từ ngày 16 - 19/3, tại các khu vực nuôi cá lồng trên sông Chu, đoạn qua địa bàn các xã: Xuân Bái, Xuân Thiên, Thọ Lâm, Thọ Hải... xảy ra hiện tượng cá nuôi lồng trên sông Chu chết hàng loạt (chủ yếu là cá trắm cỏ).

Qua thống kê của ngành chức năng huyện Thọ Xuân, tổng số hộ bị thiệt hại là 62 hộ/133 hộ; tổng số cá bị chết là hơn 11,1 tấn.

Sau khi nhận thông tin, ngày trong ngày 16/3, Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an tỉnh Thanh Hóa) đã cử một tổ công tác xuống hiện trường ghi nhận thực tế. Đồng thời, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa tiến hành lấy mẫu nước, mẫu cá chết để điều tra, làm rõ xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.