"Vòng Đời", cuộc triển lãm ấn tượng từ vật liệu tái chế của cô và trò

Với mục tiêu tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm và thưởng thức nghệ thuật sắp đặt trong không gian, cô và trò khối trung học cơ sở đã miệt mài sáng tác các tác phẩm cho dự án kiến tạo không gian nghệ thuật "Art space" – Kết hợp kiến thức tạo hình của các môn STEM mang tên: Vòng Đời – LiFe Cycle.

"Vòng Đời", cuộc triển lãm ấn tượng từ vật liệu tái chế của cô và trò ảnh 1
Các tác phẩm đang dần thành hình từ những vật liệu tái chế.

Vạn vật sinh ra đều có điểm khởi đầu và kết thúc. Đôi lúc, điểm kết thúc này lại chính là điểm khởi đầu cho 1 hành trình mới. Dù ngắn hay dài, dù lớn hay bé… mỗi vòng đời đều mang trong mình những giá trị, sứ mệnh riêng, không trộn lẫn và không thay thế. 

Quá trình chuyển đổi từ vòng đời này sang vòng đời khác chính là sự chuyển giao, tái sinh giá trị. Cuộc sống vì thế tiếp diễn và phát triển không ngừng.

"Vòng Đời", cuộc triển lãm ấn tượng từ vật liệu tái chế của cô và trò ảnh 2
Triển lãm mang tới cho khán giả một góc nhìn rộng mở, nhân văn về vòng đời của vạn vật.

Triển lãm sắp đặt không gian nghệ thuật "Vòng Đời" được cô trò trường PTLC Olympia thực hiện dựa trên ý tưởng từ vòng đời của loài sâu bướm, từ khi là trứng tới khi mang hình hài của sâu rồi hóa kén và cuối cùng là những con bướm rực rỡ.

Không chỉ là nghệ thuật thị giác, mà với việc sử dụng nguyên liệu tái chế: Giấy báo cũ, túi nilon… triển lãm còn gửi tới thông điệp về môi trường với việc tạo thêm một vòng đời mới cho những nguyên liệu được coi là rác thải. Qua đó mang tới cho khán giả một góc nhìn rộng mở, nhân văn về vòng đời của vạn vật, về sự tiếp nối, về tính tích cực trong chuyển giao, tái sinh giá trị.

Bà Mai Thu Thủy, một người xem triển lãm, cho hay: Triển lãm không chỉ giúp cộng đồng hiểu về vòng đời của sâu bướm mà còn đánh thức giá trị môi trường.

"Vòng Đời", cuộc triển lãm ấn tượng từ vật liệu tái chế của cô và trò ảnh 3
Triển lãm còn gửi tới thông điệp về môi trường với việc tạo thêm 1 vòng đời mới.

Dẫn cháu nhỏ đi xem triển lãm, ông Hoàng Thế Thông cho rằng: Với học sinh tiểu học và trung học cơ sở mà làm được cuộc triển lãm sắp đặt như vậy rất thực tế. Triển lãm do các em thực hiện sẽ giúp bản thân các em am hiểu hơn về nghệ thuật và môi trường cũng như chủ đề triển lãm.

Hoạ sĩ Công Khải nhận xét: "Triển lãm giống như nghệ sĩ chuyên nghiệp thực hiện. Nó có đầy đủ nội dung, sự bao quát và chi tiết. Cuộc triển lãm không khác gì giờ thực hành ngoại khoá, nhưng giúp các em trưởng thành hơn với góc nhìn của nghệ thuật".

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ