'Với S-400 Triumph, F-16 cũng chẳng làm nên trò trống gì'

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Giới chuyên gia Nga cho rằng, sự kết hợp của hệ thống phòng không S-400 Triumph và AWACS A-50, F-16 Mỹ sẽ chẳng làm nên trò trống gì ở Ukraine.

'Với S-400 Triumph, F-16 cũng chẳng làm nên trò trống gì'

Theo người phát ngôn Lực lượng Không quân của Lực lượng Vũ trang Ukraine (AFU) là ông Yury Ignat cho biết, nếu thay thế hết hoàn toàn phi đội máy bay Liên Xô già cỗi thì Ukraine cần khoảng 150 máy bay chiến đấu hiện đại F-16 hoặc các loại máy bay tiên tiến khác như Jas-39 Gripen.

Theo ông, số lượng máy bay này là đủ để thực hiện các nhiệm vụ để phòng thủ đất nước và bảo vệ không phận trên biển và đất liền.

Vị quan chức quân đội Ukraine nhấn mạnh rằng, diện mạo của máy bay sẽ không thay đổi nhưng sẽ ảnh hưởng quan trọng đến chiến trường. Nếu đối đầu một nhóm máy bay tấn công Ukraine bao gồm một chiếc F-16 Fighting Falcon, thì kẻ thù sẽ hiểu rằng sát thủ đã đến và họ chỉ còn cách bỏ chạy.

Ông nhắc lại rằng, mặc dù quá trình đào tạo phi công và kỹ sư Ukraine khá khó khăn, cần có thời gian vì loại máy bay này không dễ điều khiển, công tác đào tạo phi công cũng không hề dễ dàng, nhưng những phi công Ukraine đã nỗ lực tột bậc, vượt tiến độ chương trình huấn luyện với F-16.

Theo ông, các phi công Ukraine chuẩn bị kết thúc quá trình học trên mô hình mô phỏng đầy đủ chức năng buồng lái của máy bay tiêm kích F-16, chuyển sang lái những chiếc Fighting Falcon thực thụ dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên.

Sau giai đoạn lái F-16 có huấn luyện viên bay kèm, phi công Ukraine sẽ thực hiện các bài bay đơn, luyện tập các chiến thuật tác chiến và kỹ thuật điều khiển, rồi chính thức tiếp nhận máy bay và quay trở về để tham chiến.

Ngoài ra, công tác xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo đội ngũ kỹ sư vận hành và bảo trì máy bay cũng không hề đơn giản, nhưng Ukraine có sự giúp đỡ của các đối tác quốc tế và những chiếc máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên có thể được đưa vào hoạt động ở Ukraine vào mùa xuân năm 2024.

Ngày 20/8 vừa qua, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen thông báo, nước này có kế hoạch gửi 19 máy bay F-16 tới Ukraine, 6 chiếc đầu tiên sẽ tới trước khi kết thúc năm 2023.

Bộ trưởng Quốc phòng Bỉ cũng tuyên bố sẽ chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 của nước này cho Ukraine vào năm 2025, tuy nhiên chưa rõ số lượng cụ thể Fighting Falcon được cung cấp.

Còn Tổng thống Volodymyr Zelensky cũng tiết lộ thêm rằng, Hà Lan sẽ chuyển tới tổng cộng 42 máy bay, kèm theo hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết và tham gia đào tạo phi công.

Trái ngược với sự lạc quan của giới lãnh đạo Quân đội Ukraine, các quan chức lực lượng Vũ trang Nga tuyên bố rằng, việc sử dụng máy bay chiến đấu phương Tây sẽ gặp khó khăn khi Nga tăng cường các hệ thống phòng không tối tân như S-400 Triumph, kết hợp với Máy bay Chỉ huy-Cảnh báo sớm (AWACS) A-50U.

Ngoài ra, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga thường xuyên thực hiện các cuộc tấn công phối hợp vào các sân bay của Không quân Ukraine nên Kiev sẽ gặp khó khăn trong việc triển khai những chiếc F-16 đã nhận được và rồi những chiếc Fighting Falcon của Mỹ cũng sẽ chẳng làm nên trò trống gì.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh hoạt giao lưu với các nhà văn, nhà báo trong chương trình Hương Sách. Ảnh: NVCC

Giúp trò đọc và trưởng thành cùng sách

GD&TĐ - Câu lạc bộ sách Gió Đông do cô Đoàn Xuân Nhung thành lập, đã mang lại hiệu quả thiết thực, trong việc thu hút học sinh đọc và trưởng thành cùng sách.
Ba Lan dự kiến cắt giảm 20% nội dung chương trình phổ thông.

Ba Lan cắt giảm 20% nội dung sách giáo khoa

GD&TĐ - Bộ Giáo dục Ba Lan vừa công bố dự thảo chương trình giảng dạy mới cho học sinh phổ thông, trong đó cắt giảm khoảng 20% nội dung ở hầu hết các môn học.