V.League và cái giá 37 triệu USD

V.League và cái giá 37 triệu USD

Theo thống kê của trang chuyển nhượng transfermarkt, V.League 2020 có giá trị cao thứ 3 Đông Nam Á với 37 triệu USD, xếp sau Thái Lan (69,5 triệu USD) và Indonesia (67,6 triệu USD). Đây là con số rất ấn tượng, bởi V.League 2019 chỉ được Transfermarkt định giá 7,3 triệu USD. 

Việc V.League bỗng nhiên lên giá như vậy một phần nhờ vào giá trị cầu thủ Việt Nam đang tăng vọt thời gian qua. Tiền vệ Đỗ Hùng Dũng trước đây chỉ được định giá 28.000 USD, sau khi tiền vệ này giành giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam, trang Transfermarkt hồi giữa tháng 6 đã cập nhật giá chuyển nhượng tăng gấp 10 lần.

Cũng theo Transfermarkt, nhiều cầu thủ Việt Nam được định giá cao như Quế Ngọc Hải, Tiến Linh ( 337.000 USD), Quang Hải, Duy Mạnh (281.000 USD), Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Hồng Duy, Minh Vương, Hoàng Đức, Tô Văn Vũ, Hồ Tấn Tài (224.000 USD)…

V.League đang hấp dẫn hơn. Ảnh: VPF
V.League đang hấp dẫn hơn. Ảnh: VPF

Giá trị của các câu lạc bộ vì thế cũng tăng lên. Cụ thể, đương kim vô địch Hà Nội dẫn đầu giá trị đội hình ở V.League 2020 với 4,3 triệu USD. 2 đội xếp sau lần lượt là Viettel (4 triệu USD) và Đà Nẵng (3,1 triệu USD).

Tuy nhiên, có những đội bóng bỏ tiền nhiều nhất để mua sắm cầu thủ ở mùa giải năm nay là đương kim Á quân TP.HCM chỉ xếp thứ 6 với 2,9 triệu USD. Câu lạc bộ có nhiều tuyển thủ quốc gia như Hoàng Anh Gia Lai chỉ xếp hạng 8 với 2,8 triệu USD. Giá trị cầu thủ tăng lên giúp giá trị 14 câu lạc bộ ở V.League 2020 gia tăng để đạt đến tổng số 37 triệu USD. 

Bên cạnh đó, thành tích ấn tượng của các đội tuyển Việt Nam tại châu lục và khu vực cùng thành công của câu lạc bộ Hà Nội ở AFC Cup 2019 đã giúp giá trị của các tuyển thủ Việt Nam tăng lên. 

V.League có giá nhưng để các câu lạc bộ kiếm được tiền từ giá trị đó lại là vấn đề nan giải. Chủ tịch VPF Trần Anh Tú từng chia sẻ rằng: "Tính bao cấp ở Việt Nam khá nhiều trong khi tính thị trường còn thấp. Vì vậy các câu lạc bộ rất khó bán “tài sản” của mình để có nguồn thu. Tôi lấy thí dụ, việc bán trang phục của câu lạc bộ ở nước ngoài là một nguồn thu khá tốt nhưng ở Việt Nam gần như không đáng kể.

Khi vào sân, chúng ta lại thấy cổ động viên mặc áo không phải do chính câu lạc bộ bán ra. Hay việc bán vé cũng vậy, trước đây một số sân mở cửa cho khán giả váo tự do hoặc giá vé quá thấp. Điều đó làm thấp giá trị của đội bóng và phần nào ảnh hưởng của tính bao cấp".

Ảnh: VPF

Bên cạnh đó, ông Tú nhấn mạnh: "Nhiều đội bóng  không bán được tài trợ theo đúng nghĩa của thị trường. Một số đội bóng nhận được tài trợ một phần dựa vào nghĩa vụ với địa phương. Điều này khác với những nhà tài trợ cho đội tuyển quốc gia.

Ngoài ra chúng ta thấy có những câu lạc bộ có hình ảnh tốt về mặt khán giả nhưng vẫn không thu hút được nhà tài trợ còn do việc marketing cho thị trường bóng đá còn hạn chế rất nhiều, việc tài trợ cho bóng đá nói riêng hay thể thao nói chung ở Việt Nam chưa phổ biến như ở nhiều nước khác.

Điều này thể hiện rõ trong việc bán tài trợ ở V.League, ngoài lý do chủ quan do hình ảnh của V.League như đã nói trên thì việc bán quảng cáo cho V.League vẫn còn thiếu chuyên nghiệp".

V.League được định giá đến 37 triệu USD, thế nhưng... 

Theo Lao Động

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ

Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky

Ông Zelensky tiếp tục giục Mỹ

GD&TĐ - Tổng thống Ukraine tiếp tục giục Mỹ nhanh chóng chuyển gói viện trợ quân sự mới cho nước này trong bối cảnh Nga ngày càng tăng cường các cuộc tấn công.