Vĩnh Phúc chuẩn bị sáp nhập hai trường Cao đẳng

GD&TĐ - Trường mới sau sáp nhập sẽ có tên là Trường Cao đẳng Kỹ thuật-Công nghệ Vĩnh Phúc.

Trường Cao đẳng Nghề Vĩnh Phúc.
Trường Cao đẳng Nghề Vĩnh Phúc.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa phê duyệt Đề án sáp nhập Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Vĩnh Phúc và Trường Cao đẳng Nghề Vĩnh Phúc thành Trường Cao đẳng Kỹ thuật-Công nghệ Vĩnh Phúc.

Theo đó, sẽ tiến hành sáp nhập toàn bộ đất đai, cơ sở vật chất, tài chính, tài sản; đội ngũ viên chức, người lao động; các mã ngành nghề, chương trình đào tạo và học sinh, sinh viên, học viên của Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Vĩnh Phúc và Trường Cao đẳng Nghề Vĩnh Phúc thành Trường Cao đẳng Kỹ thuật-Công nghệ Vĩnh Phúc.

Thời gian sáp nhập dự kiến bắt đầu từ tháng 11/2024.

Sau sáp nhập, Trường Cao đẳng Kỹ thuật-Công nghệ Vĩnh Phúc sẽ trực thuộc UBND tỉnh quản lý.

Trụ sở chính của đơn vị đặt tại số 55B đường Hùng Vương, phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên (trụ sở chính của Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Vĩnh Phúc trước đây) và 5 cơ sở đào tạo khác tại một số địa phương trong tỉnh.

Nhà trường có chức năng đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên, thực hiện dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT theo quy định cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

Tổ chức chương trình hợp tác đào tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và tổ chức các dịch vụ sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.

Liên kết với các viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở sản xuất để tổ chức đào tạo theo nhu cầu sử dụng lao động của xã hội và nâng cao trình độ cho người học…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.

Cuốn sách do nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu biên soạn.

Giai thoại chúa Nguyễn mở đất phương Nam

GD&TĐ - Nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu vừa ra mắt cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” với những thông tin thú vị.