Vĩnh Long thiệt hại do thiên tai hơn 67 tỷ đồng

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Từ đầu năm 2023 đến nay, thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long diễn biến rất phức tạp làm thiệt hại đến tính mạng và tài sản của người dân.

Các vụ sạt lở ở Vĩnh Long làm mất 2.806m bờ sông, kênh rạch.
Các vụ sạt lở ở Vĩnh Long làm mất 2.806m bờ sông, kênh rạch.

Từ đầu năm 2023 đến nay, thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long diễn biến rất phức tạp làm thiệt hại tính mạng và tài sản của người dân 67 tỷ đồng.

Theo thống kê của ngành chức năng, các vụ giông, lốc xoáy kèm theo sét đã làm chết 1 người, gây hư hỏng 57 căn nhà, trụ sở, làm đổ ngã gây thất thoát 1.970,8ha lúa Đông Xuân 2022 - 2023 sắp thu hoạch, thiệt hại ước tính 59,2 tỷ đồng (tăng 31,6 tỷ đồng so cùng kỳ).

Chính quyền địa phương khảo sát các điểm sạt, lở tìm giải pháp khắc phục.

Chính quyền địa phương khảo sát các điểm sạt, lở tìm giải pháp khắc phục.

Trên địa bàn tỉnh Long Vĩnh đã xảy ra 87 điểm sạt lở, sụt lún (tăng 57 điểm so cùng kỳ) làm mất 2.806m bờ sông, rạch cùng với các công trình, cây trồng ven sông, ảnh hưởng đến 106 hộ dân, làm hư hỏng, chìm 2 bè cá gây thất thoát ra sông khoảng 2 tấn cá, ước thiệt hại 7,8 tỷ đồng (tăng 4,7 tỷ đồng so cùng kỳ).

Tổng thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra là trên 67 tỷ đồng (tăng gần 37 tỷ đồng so cùng kỳ).

Nhiều vụ mưa lo kèm lốc xoáy làm thiệt hại nhiều nhà dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Nhiều vụ mưa lo kèm lốc xoáy làm thiệt hại nhiều nhà dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Ngành chức năng khuyến cáo người dân, các tổ chức trong tỉnh theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo thời tiết, khí tượng, thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng để có biện pháp phòng, tránh và xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp; đồng thời, sẵn sàng triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả để giảm thiểu mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Hiện thời tiết đang bước sang mùa mưa lũ, thiên tai như sạt lở bờ sông, rạch, mưa lớn, giông, lốc xoáy, triều cường, ngập lụt… được dự báo còn diễn biến phức tạp, khả năng tác động lớn đến đời sống và sản xuất của người dân, các địa phương cần phải hết sức lưu ý.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một góc quần đảo Nam Du. Ảnh: TG

Dạy học nơi đầu sóng

GD&TĐ - Quần đảo Nam Du gồm hơn 20 đảo lớn, nhỏ nằm sát nhau, thuộc sự quản lý của 2 xã: An Sơn và Nam Du (Kiên Hải, Kiên Giang).