Việt Nam sở hữu tàu ngầm Kilo: Hé lộ cuộc sống trong tàu ngầm

Phục vụ trong tàu ngầm là một trong những công việc phức tạo và danh giá nhất đối đối với mỗi người lính hải quân. Vậy, đằng sau công việc danh giá này là những thử thách và vinh quang nào?

Di chuyển trên mặt nước sẽ tạo sóng làm giảm vận tốc của tàu. Ảnh chụp tàu USS Toledo.
Di chuyển trên mặt nước sẽ tạo sóng làm giảm vận tốc của tàu. Ảnh chụp tàu USS Toledo.
Để trả lời câu hỏi này không phải là dễ dàng, nhất là khi chưa có thông tin chính thức từ Hải quân Việt Nam. Chỉ biết là từ vài năm gần đây, nhiều sỹ quan hải quân Việt Nam đã được đưa sang Nga đào tạo để làm chủ 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo do Nga đóng cho Việt Nam.

Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể hình dung phần nào công việc, cuộc sống của thủy thủ đoàn trên tàu ngầm như họ làm gì trên tàu trong thời gian rảnh rỗi? Tại sao trong thủy thủ đoàn không có phụ nữ? cho đến các câu hỏi liên quan đến sự vận hành của tàu ngầm... thông qua những câu hỏi thường gặp về tàu ngầm của Hải quân Mỹ.

Xin lưu ý là yêu cầu và mục tiêu cũng như trình độ của Hải quân Mỹ và Hải quân Việt Nam là rất khác nhau nên thông tin này chỉ mang tính tham khảo.

Tàu USS Annapolis
Tàu USS Annapolis 
1. Phục vụ trên tàu ngầm có gì đặc biệt?

Tàu ngầm là một trong các loại vũ khí tối tân nhất trong lịch sử loài người. Đây là sự kết hợp của công nghệ máy vi tính, công nghệ định hướng siêu chính xác, công nghệ tái tạo không khí, công nghệ do thám bằng âm thanh, công nghệ cách âm, năng lượng hạt nhân và các loại vũ khí siêu hạng.

Phục vụ trên tàu ngầm giống như là phục vụ trong một căn nhà có chiều dài 90 mét, chiều rộng 9 mét, cao 3 tầng, tuyệt đối không có cửa sổ và "tràn ngập" các thiết bị công nghệ cao. Bạn sẽ khóa cửa và đem "nhấn chìm" căn nhà này dưới biển sâu, di chuyển một cách yên lặng dưới lòng biển trong vòng hàng tháng trời.

Do đó, phục vụ trên tàu ngầm đòi hỏi quân nhân phải có trình độ, kiến thức, kỉ luật và khả năng làm việc theo nhóm cực kì tốt.

2. Tàu ngầm có thể thực hiện các nhiệm vụ nào?

Tùy thuộc vào loại tàu ngầm (tàu ngầm tấn công và tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân), các nhiệm vụ mà tàu ngầm có thể thực hiện bao gồm:

- Kiểm soát biển: bảo vệ lãnh thổ trên biển khỏi các lực lượng hải quân đối địch thông qua các biện pháp chiến tranh chống tàu ngầm và chống tàu trên mặt biển.

- Chống tàu ngầm: phát hiện và phá hủy tàu ngầm của các lực lượng đối địch.

- Chống tàu trên mặt biển: phát hiện và phá hủy tàu biển của các lực lượng đối địch.

- Phòng thủ chiến lược: phóng tên lửa hạt nhân trả đũa sau các vụ phóng tên lửa nhằm vào nước Mỹ.

- Đổ bộ quân đặc nhiệm: đưa đặc nhiệm xâm nhập bí mật vào các vùng nguy hiểm.

- Tìm kiếm và giải cứu: tìm kiếm lính không quân hoặc các binh lính khác bị mắc kẹt ở khu vực gần biển.

- Tình báo và do thám: dò tìm các hoạt động đối nghịch, các thông tin liên lạc điện tử.

- Hỗ trợ nhóm chiến đấu: cung cấp thông tin tình báo và bảo vệ dưới mặt biển cho tàu hàng không mẫu hạm và tàu hộ tống.

- Đặt mìn: đặt mìn nhằm chống lại các lực lượng đối địch xâm phạm lãnh thổ.

- Phóng tên lửa: phóng tên lửa vào các mục tiêu đất liền.

- Vận chuyển binh lính và hàng hóa: vận chuyển các loại hàng hóa và các đội quân có mức độ quan trọng cao.

Tàu USS Virginia
 Tàu USS Virginia

3. Tàu ngầm Mỹ được đặt tên như thế nào?

Trước đây, các loại tàu tấn công (tàu ngầm cỡ nhỏ, sử dụng để chống các loại tàu ngầm khác) được đặt tên theo các loài cá, trong khi tàu ngầm mang đầu đạn tên lửa hạt nhân được đặt tên theo các nhân vật lịch sử của Mỹ.

Hiện nay, tàu ngầm tấn công thường được đặt theo tên thành phố, trong khi tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân được đặt theo tên các bang của Mỹ. Các loại tàu ngầm tấn công nhanh mới nhất được đặt theo tên bang, tên nhân vật lịch sử và theo tên của các loại tàu ngầm trước đó.

4. Để phục vụ trên tàu ngầm cần đào tạo đặc biệt như thế nào?

Những người lính phục vụ trên tàu ngầm là những người được đào tạo và có kỹ năng tinh nhuệ bậc nhất trong Hải quân Mỹ. Quá trình đào tạo đòi hỏi nhiều chi tiết kĩ thuật; mỗi thủy thủ đoàn cần phải có đủ khả năng vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa tất cả các hệ thống, thiết bị có trên tàu. 

Công việc cần thiết để vận hành một chiếc tàu ngầm một cách an toàn đòi hỏi phải có: thợ điện, nhà hóa học, kỹ thuật viên lò phản ứng, người vận hành động cơ và máy móc, điều hướng viên, kế toán, đầu bếp và các chuyên viên về nhu yếu phẩm.

Quá trình đào tạo căn bản trên bờ biển sẽ dạy cho các thuyền viên các kĩ năng cơ bản trước khi được phân công lên tàu. Trên tàu, mỗi thuyền viên sẽ tiếp tục học và thu nhận kinh nghiệm. Không chỉ dừng lại ở kĩ năng vận hành, thuyền viên cũng sẽ được đào tạo nâng cao về bảo trì thiết bị, xử lý vấn đề và các kĩ năng vận hành nâng cao khác.

Quá trình đào tạo sẽ kéo dài trong suốt sự nghiệp của một người lính tàu ngầm nhằm theo kịp các tiến bộ kĩ thuật. Bất kể chuyên môn là gì, một người lính tàu ngầm sẽ phải học cách vận hành của tất cả mọi thứ trên tàu và học cách xử lý trong các tình huống khẩn cấp.

Tàu ngầm Kilo Hà Nội tại quân cảng Cam Ranh
 Tàu ngầm Kilo Hà Nội tại quân cảng Cam Ranh
Bên trong tàu USS Florida
Bên trong tàu USS Florida 
5. Phụ nữ có được tham gia vào vận hành tàu ngầm hay không?
Hiện tại, chưa có quân nhân nữ nào được phân công phục vụ trên tàu ngầm, do môi trường này có các điều kiện sống rất khắc nghiệt và tính riêng tư rất giới hạn. Phụ nữ mới chỉ tham gia vào tàu ngầm của Hải quân Mỹ dưới tư cách kĩ thuật viên dân sự, kiểm tra các thiết bị đặc biệt trong thời gian ngắn. 
Các thành viên nữ trong gia đình thuyền viên cũng được tham quan trong 1 ngày. Một số binh lính nữ của Hải quân cũng được tham dự các khóa định hướng kéo dài 2 ngày.
6. Vì sao tàu ngầm luôn được sơn màu đen

Tàu ngầm luôn được sơn màu đen để ẩn náu một cách hiệu quả. Tránh bị phát hiện là mục tiêu tối quan trọng đối với tàu ngầm trong khi thực thi nhiệm vụ. Màu đen đã được xác định là màu sắc giúp tàu ngầm ẩn náu tốt nhất.

Việt Nam sở hữu tàu ngầm Kilo: Hé lộ cuộc sống trong tàu ngầm ảnh 5
Tàu USS Pittsburgh

7. Tàu ngầm có thể đi nhanh tới mức nào?

Các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ có thể di chuyển với tốc độ tối đa 46km/h khi ở dưới nước. Năng lượng hạt nhân cho phép tàu ngầm có thể di chuyển ở tốc độ tối đa trong khoảng thời gian yêu cầu, cho phép tàu ngầm Mỹ có thể phản ứng với các sự kiện ở bất cứ đâu trên toàn cầu một cách dễ dàng.

8. Tại sao tàu ngầm có thể di chuyển dưới mặt nước nhanh hơn trên mặt nước?

Thiết kế "giọt nước" của boong tàu cho phép tàu ngầm có thể "lướt" qua đại dương một cách nhanh chóng khi chìm hoàn toàn trong nước. Khi tàu ngầm nổi lên mặt nước, có rất nhiều năng lượng bị mất vào các cung sóng do tàu tạo ra trên bề mặt. Năng lượng bị hao phí này khiến động cơ bị giảm công suất.

Các loại tàu ngầm cũ hơn, ví dụ như tàu ngầm sử dụng trong Thế chiến Thứ 2 và chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới, USS Nautilus, được thiết kế nhằm giảm thiểu các cung sóng, di chuyển trên mặt nước nhanh hơn dưới lòng biển.
Di chuyển trên mặt nước sẽ tạo sóng làm giảm vận tốc của tàu. Ảnh chụp tàu USS Toledo.

Di chuyển trên mặt nước sẽ tạo sóng làm giảm vận tốc của tàu.

Ảnh chụp tàu USS Toledo. 

9. Độ sâu tối đa mà tàu ngầm có thể lặn được là bao nhiêu mét?

Tàu ngầm của Mỹ có thể lặn xuống độ sâu tối đa 243 mét (800 foot). Độ sâu tối đa thực tế của tàu ngầm quân sự được giữ bí mật, song lại nhỏ hơn các tàu ngầm nghiên cứu được Hải quân Mỹ hỗ trợ.

10. Tàu ngầm có thể lặn dưới nước trong thời gian tối đa là bao lâu?

Tàu ngầm hạt nhân có thể ở dưới nước trong một khoảng thời gian dài. Chúng được thiết kế và có đủ nhân lực để thực thi các nhiệm vụ đòi hỏi khoảng thời gian lên tới vài tháng. 

Các tàu ngầm có thiết bị để tái tạo oxy và giữ cho không khí bên trong tàu ở mức lâu dài. Thực phẩm và nhu yếu phẩm là giới hạn duy nhất đối với khoảng thời gian lặn tối đa của tàu ngầm hạt nhân. Thông thường, tàu ngầm chỉ mang theo thực phẩm cho 90 ngày.

Các loại tàu ngầm bằng diesel trước đây sử dụng động cơ đốt thu và xả khí thông qua các ống khói. Khi lặn xuống nước, tàu ngầm diesel sẽ sử dụng năng lượng ắc-qui và các motor điện để di chuyển. Tùy thuộc vào tốc độ di chuyển và các hoạt động tiêu tốn điện năng khác, tàu ngầm diesel có thể lặn dưới nước trong nhiều ngày.
Việt Nam sở hữu tàu ngầm Kilo: Hé lộ cuộc sống trong tàu ngầm ảnh 7

Tàu USS San Francisco

11. Tàu ngầm nổi (và lặn) bằng cách nào?

Tàu ngầm có các khoang đặc biệt được gọi là các khoang dằn. Khi lặn, tàu ngầm sẽ mở van ở phía trên khoang dằn, cho phép khí thoát ra và nước biển xâm nhập vào khoang dằn và tàu lặn xuống.

Khi ở dưới nước, tàu ngầm có nhiều cách để nổi lên: xả khí vào khoang dằn hoặc "lái" tàu lên phía trên. Xả khí vào khoang dằn là cách làm có thể được thực hiện ở bất kì độ sâu nào. Khi xả khí nén vào các khoang dằn và đẩy nước ra ngoài, khối lượng riêng của tàu sẽ giảm xuống và tàu nổi lên phía trên. 

"Lái" tàu lên phía trên đòi hỏi tàu cần phải chỉnh lại các cánh lái ở đuôi tàu, thay đổi hướng đi của dòng nước qua thân tàu cho phép tàu tiến dần lên mặt nước. Sau đó, tàu ngầm vẫn cần xả khí nén vào khoang dằn để làm trống các khoang dằn và nổi lên trên.

12. Cuộc sống trên tàu ngầm như thế nào?

Thực tế, cuộc sống đầy thử thách trên tàu ngầm giúp tạo ra tình đồng đội rất mạnh trong thủy thủ đoàn. Các thủy thủ trên tàu ngầm có tinh thần làm việc/chiến đấu rất cao, sẵn sàng thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh. Cuộc sống trên tàu ngầm bao gồm nhiều công việc vất vả, là sự kết hợp giữa công việc chuyên môn, các ca trực và các buổi diễn tập.

Có 4 bữa ăn trong ngày: ăn sáng, ăn trưa, ăn tối và ăn nhẹ buổi đêm. Trên tàu có rất nhiều thức ăn. Các thành viên thủy thủ đoàn chỉ có khoảng 6 giờ để ngủ mỗi ngày; phần lớn đều chìm vào giấc ngủ rất nhanh do làm việc mệt mỏi.

Việt Nam sở hữu tàu ngầm Kilo: Hé lộ cuộc sống trong tàu ngầm ảnh 8
Bên trong tàu USS Springfield

Một ngày trên tàu ngầm không có mặt trời mọc hay lặn. Khi lặn ngoài biển, thủy thủ chỉ có thể nhìn thấy bầu trời qua kính viễn vọng. So với cuộc sống trên tàu thủy, cuộc sống trên tàu ngầm yên lặng hơn và cũng yên ả hơn vì tàu ít khi bị ảnh hưởng bởi sóng trên mặt biển. Không khí cũng trong lành hơn không khí bên ngoài rất nhiều.

13. Có thủy thủ nào bị bệnh sợ không gian kín hay không?

Không. Tất cả các ứng viên đều phải được kiểm tra nghiêm ngặt nhằm phát hiện triệu chứng sợ không gian hẹp/kín. Những người có triệu chứng này sẽ không được phục vụ trên tàu.

14. Bạn có thể cảm nhận được sóng biển khi tàu ngầm đang lặn sâu dưới mặt nước?

Tùy thuộc vào độ mạnh của cơn sóng và độ sâu của tàu. Trong điều kiện thời tiết thông thường, tàu đã lặn sẽ không bị ảnh hưởng bởi sóng biển. Thậm chí, trong các cơn bão vừa phải, tàu ngầm sẽ hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi các cơn sóng dữ phía trên. 

Trong các cơn cuồng phong, chuyển động sóng có thể ảnh hưởng tới độ sâu 120 mét hoặc hơn. Trong điều kiện này, dù chuyển động sóng không dữ dội như trên mặt đất, tàu có thể bị nghiêng 5 đến 10 độ.

Việt Nam sở hữu tàu ngầm Kilo: Hé lộ cuộc sống trong tàu ngầm ảnh 9
Tàu USS La Jolla

15. Thủy thủ làm gì trong thời gian rỗi?

Ngoài biển, một "ngày" trên tàu ngầm chỉ bao gồm 18 tiếng chứ không phải là 24 tiếng. Thủy thủ đoàn sẽ được phân chia thành 3 phiên trực. Mỗi thủy thủ sẽ phải trực/làm việc trong vòng 6 giờ, sau đó dành 12 giờ nghỉ ngơi.

Trong thời gian làm việc, các thủy thủ phải thực hiện công việc của mình. Một số vị trí phải có người trực liên tục bao gồm: người điều khiển thiết bị vô tuyến, người định vị tàu, người theo dõi các thiết bị được lắp đặt trong khoang dưới, người điều khiển động cơ cánh quạt và người điều khiển cánh tàu. 

Thông thường, vào mỗi thời điểm bất kì sẽ có 25 thuyền viên đang thực hiện nhiệm vụ. Trong các điều kiện dặc biệt, ví dụ như rời/cập cảng hoặc khi lâm trận, tất cả các thuyền viên phải về vị trí làm việc của mình.

Trong khoảng thời gian 12 giờ được nghỉ ngơi, các thuyền viên tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau: ăn uống và luyện tập, học tập nhằm tham dự vào các kì thi cao cấp, cho phép họ đảm nhiệm các vị trí khác. 

Một số người khác có thể sẽ tiến hành bảo dưỡng cho trang thiết bị (ví dụ, người phụ trách thiết bị vô tuyến sẽ thay pin/ắc-qui cho các máy bộ đàm của mình, người phụ trách thiết bị điện sẽ kiểm tra hệ thống dây trên tàu…)

Việt Nam sở hữu tàu ngầm Kilo: Hé lộ cuộc sống trong tàu ngầm ảnh 10
Bên trong tàu USS Connecticut

Ngoài ra, tàu ngầm cũng cho phép thuyền viên tham gia vào nhiều hoạt động giải trí. Mỗi con tàu thường mang theo 400 bộ phim, và các bộ phim này sẽ được làm mới khi tàu cập cảng. Các trò chơi đấu bài, trò chơi tung xúc xắc cũng khá phổ biến. 

Tàu ngầm cũng được trang bị các thiết bị luyện tập thể dục thể thao, ví dụ như xe đạp tại chỗ, tạ… Tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân có nhiều thiết bị thể dục thể thao hơn, bởi loại tàu này lớn hơn nhiều so với tàu tấn công. 

Thậm chí, bạn còn có thể… chạy marathon trên tàu mang đầu đạn bằng cách chạy vài vòng dọc theo chiều dài của tàu.

ĐIỂM DANH VŨ KHÍ SIÊU HIỆN ĐẠI CỦA QUÂN ĐỘI VIỆT NAM

Theo Lê Hoàng (Vnreview)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.