Việt Nam mong muốn tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về GD nghề nghiệp

GD&TĐ - Đây là nhấn mạnh của GS.TSKH Bùi Văn Ga - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Việt Nam - trong bài phát biểu tại “Hội nghị Bộ trưởng về giáo dục nghề nghiệp Việt Nam, Lào và Campuchia" tổ chức sáng nay (15/11) tại Hà Nội.

Việt Nam mong muốn tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về GD nghề nghiệp
Thứ trưởng Bùi Văn Ga (hàng ngồi, thứ tư từ phải sang) cùng các đại biểu tại hội nghị
Thứ trưởng Bùi Văn Ga (hàng ngồi, thứ tư từ phải sang) cùng các đại biểu tại hội nghị 

Hội nghị do Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) và Tổ chức Phát triển GD&ĐT ở nước ngoài của Bỉ (APEFE) phối hợp tổ chức.

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đang trải qua giai đoạn thay đổi to lớn ở mỗi quốc gia do các yếu tố tác động từ tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cho đến sự thay đổi các mô hình quản lý, tiêu chuẩn nghề nghiệp và cả sự thay đổi bên trong của hệ thống GD&ĐT.

Đứng trước những thay đổi GDNN ở các quốc gia đang chịu những thách thức rất lớn về việc phải đáp ứng với nhu cầu thay đổi của thế giới việc làm, đào tạo nghề ngày hôm nay không thể đào tạo chuyên môn hẹp, sâu. Lý do: Càng đào tạo chuyên môn sâu thì càng dễ bị thất nghiệp trong tương lai khi thị trường lao động thay đổi.

Cách đào tạo theo tiếp cận năng lực được thực hiện theo chương trình đào tạo nghề của OIF và APEFE hỗ trợ có thể xem rất có ý nghĩa thiết thực cho 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia và phù hợp với xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới.

Áp dụng thành công mô hình đào tạo này sẽ giúp cho người tốt nghiệp cải thiện cơ hội việc làm hiệu quả, giảm tỷ lệ thất nghiệp và đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Bộ GD&ĐT đánh giá cao mục tiêu chương trình và sự giúp đỡ nhiệt tình của các vị lãnh đạo OIF, APEFE, Trung tâm Tiếng Pháp châu Á-Thái Bình Dương (CREFAP) và các chuyên gia đến từ Pháp, Bỉ, Canada, Tunisia...đối với sự nghiệp phát triển đào tạo nghề nghiệp của Việt Nam.

Kết quả của chương trình ngoài việc học sinh sinh viên được hưởng lợi do cải thiện năng lực việc làm, chương trình đã góp phần hình thành chính sách đào tạo nghề theo cách tiếp cận năng lực trong lĩnh vực GDNN nói riêng và giáo dục nói chung.

Nhờ chương trình dự án, Bộ GD&ĐT đã có một đội ngũ các chuyên gia về công nghệ đào tạo để có thể thực hiện vai trò nhân rộng công nghệ đào tạo nghề và phương pháp đào tạo theo tiếp cận năng lực trong hệ thống.

Bên cạnh những kết quả đạt được, sự hợp tác chặt chẽ về GDNN ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia càng làm tăng thêm tình hữu nghị, hợp tác cùng phát triển giữa 3 nước về GD&ĐT dưới sự điều phối chung của chương trình dự án trong cộng đồng Pháp ngữ. Thứ trưởng Bùi Văn Ga hy vọng tiếp tục được học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp từ Campuchia và Lào tại Hội nghị này và trong tương lai.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quang cảnh Đại hội.

Chủ tịch Quốc hội dự Đại hội lần thứ nhất Đảng bộ Ủy ban Văn hóa và Xã hội

GD&TĐ - Chiều 11/5, tại Nhà Quốc hội, Đảng bộ Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở đầu tiên của Đảng bộ Quốc hội. Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống LB Nga Vladimir Putin phát biểu với báo chí. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN.

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Theo Đặc phái viên TTXVN, nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ Duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại từ ngày 8 - 11/5, Việt Nam và Liên bang Nga đã ra Tuyên bố chung.