Video: 6 tàu hải quân Nga cập bến Syria

GD&TĐ - 6 tàu đổ bộ cỡ lớn của Hải quân Nga tham gia các cuộc tập trận lớn đã đến cảng Tartus của Syria sau khi hoàn thành hành trình dài 6.000 hải lý ở châu Âu (hơn 11.000 km).

Tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn Georgy Pobedonosets.
Tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn Georgy Pobedonosets.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, cuộc tập trận có sự tham gia của các tàu Pyotr Morgunov, George the Victorious, Olenegorsky Miner, Korolev, Minsk và Kaliningrad thuộc Hạm đội phương Bắc và Baltic. Đô đốc, Tổng Tư lệnh Hải quân Nga Nikolay Yevmenov sẽ chỉ huy cuộc tập trận này.

Các cuộc tập trận tập trung vào những biện pháp của Hải quân và Lực lượng Hàng không vũ trụ, nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia của Nga ở các đại dương trên thế giới, đồng thời chống lại các mối de dọa quân sự với Nga từ hướng biển và đại dương.

Địa điểm tập trận bao gồm các vùng biển tiếp giáp với lãnh thổ Nga và các khu vực quan trọng của đại dương thế giới. Ngoài ra, các cuộc tập trận riêng biệt sẽ diễn ra ở Địa Trung Hải, vùng biển Bắc và Okhotsk, đông bắc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Chưa thể xác định chính xác thời điểm các tàu tới Syria nhưng sứ mệnh được đánh giá là “rất thành công” bất chấp điều kiện bão tố. Các thủy thủ được ca ngợi vì đã thể hiện “những phẩm chất hàng hải tốt nhất của họ”.

Khi đến Tartus của Syria, các tàu bắt đầu bổ sung các nguồn cung cần thiết trước khi thực hiện nhiệm vụ của mình – Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Các tàu đổ bộ cỡ lớn được thiết kế để đổ bộ vào đường bờ biển không được trang bị, chở quân và hàng hóa bằng đường biển. Chúng cũng có khả năng vận chuyển nhiều loại phương tiện bọc thép khác nhau.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng kiểm tra công tác neo đậu tàu thuyền, sẵn sàng ứng phó với bão số 3 của ngư dân.

Thanh Hoá cấm biển từ 8h sáng 21/7

GD&TĐ - Ban Chỉ huy, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hoá ban hành công điện cấm biển từ 8h sáng hôm nay (21/7).

Đoàn viên thanh niên là học sinh THPT tại Đắk Lắk hỗ trợ người dân thực hiện thủ tục hành chính công.

Trường học gắn với đời sống

GD&TĐ - Tham gia hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số tiếp cận dịch vụ công trực tuyến, học sinh Đắk Lắk không chỉ giúp đỡ cộng đồng mà còn rút ra những bài học quý giá từ thực tiễn vận hành chính quyền địa phương hai cấp.