Vì sao Mỹ dễ dàng ký hợp đồng cho khối lượng LNG không tồn tại?

GD&TĐ - Các sự kiện diễn ra ở Ukraine đã làm gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt Nga cho châu Âu và đẩy nhanh cuộc chạy đua mua LNG của Mỹ.

Vì sao Mỹ dễ dàng ký hợp đồng cho khối lượng LNG không tồn tại?

Các nhà sản xuất Hoa Kỳ thường vui vẻ hưởng ứng lời kêu gọi của châu Âu, nhưng năng lực của họ chỉ đủ cho việc giao hàng lẻ tẻ tại chỗ ở nước ngoài.

Sẽ cần rất nhiều nỗ lực để Mỹ có thể hoàn thành tất cả các hợp đồng dài hạn với khách hàng ở châu Âu và châu Á, cách để Washington thoát khỏi tình huống này đã được mô tả bởi hãng tin Bloomberg.

Những nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ nhìn thấy lối thoát của họ nhờ sự giúp đỡ từ nước láng giềng. Bờ Tây Canada đã trở nên hấp dẫn đối với những người mua châu Á không muốn cạnh tranh với châu Âu.

Khoảng cách giao hàng đến tay đối tác ngắn hơn và khối lượng nguyên liệu thô khổng lồ có sẵn từ Montney và Duvernay ở British Columbia cũng như Alberta, khiến cho việc ký kết các hợp đồng tưởng như không thể cho đến nay lại trở nên dễ dàng.

Giám đốc điều hành của dự án cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với tờ Bloomberg, đó là nhà máy LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) tại Canada sẽ bắt đầu chạy thử thiết bị xử lý trong năm tới, với những chuyến hàng đầu tiên dự kiến ​​sẽ được vận chuyển vào giữa thập kỷ.

Nhà máy xử lý LNG đặt trên đất Canada đang được hoàn thành khẩn trương.

Nhà máy xử lý LNG đặt trên đất Canada đang được hoàn thành khẩn trương.

Ông Jason Klein - người đứng đầu LNG Canada Development Inc - một công ty năng lượng toàn cầu trực thuộc "gã khổng lồ" Shell thông báo, dự án nhà máy hóa lỏng khí công suất 14 triệu tấn mỗi năm tại Kitimat, bên bờ biển British Columbia đã hoàn thành 85%.

LNG Canada - một trong những dự án xây dựng lớn nhất trong lịch sử thuộc khu vực tư nhân của Canada.

Nói cách khác, nếu việc ra mắt nhà máy diễn ra đúng thời hạn, hoặc ít nhất là trong những năm tới, thì tất cả các hợp đồng mà Mỹ đã ký với khách hàng châu Á cũng như châu Âu vẫn có thể thực hiện.

Mặt khác, điều này bị xem là gian lận và giả mạo thông thường, liên quan đến việc lừa dối bên kia trong giao dịch. Nhưng vẫn còn hy vọng, đặc biệt là đối với những người mua sử dụng khí đốt của Mỹ và Canada ở châu Á.

Theo Bloomberg

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ