Vào rừng sâu tìm nước sinh hoạt cho học trò ở Mường Lát

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Để có nguồn nước sinh hoạt hằng ngày, Trường PTDTBT-THCS Mường Lý (Mường Lát, Thanh Hóa) phải lấy từ một mó nước trong rừng sâu, cách trường gần 10km.

Thầy Nguyễn Văn Quý - Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT-THCS Mường Lý kiểm tra nguồn nước ở trong rừng. (Ảnh: Thế Lượng)
Thầy Nguyễn Văn Quý - Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT-THCS Mường Lý kiểm tra nguồn nước ở trong rừng. (Ảnh: Thế Lượng)

Mùa khô, nước sinh hoạt cho học trò ở trường bán trú là vấn đề khiến các thầy, cô giáo lo ngại nhất. Phóng viên GD&TĐ theo chân một thầy hiệu phó đi vào rừng sâu kiểm tra mó nước ở đầu nguồn để cung cấp và đảm bảo cho học trò sinh hoạt hằng ngày.

Phóng viên Báo GD&TĐ tham gia vào rừng sâu kiểm tra nguồn nước dẫn về Trường PTDTBT-THCS Mường Lý. (Ảnh: Văn Quý)

Phóng viên Báo GD&TĐ tham gia vào rừng sâu kiểm tra nguồn nước dẫn về Trường PTDTBT-THCS Mường Lý. (Ảnh: Văn Quý)

Thầy Nguyễn Văn Quý – Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú – THCS (PTDTBT-THCS) Mường Lý, Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, để có nước sinh hoạt cho 387 học sinh, huyện phải lắp đặt đường ống như (loại phi 90) từ mó nước ở trong rừng sâu về trường.

Để vào được điểm đầu nguồn nước, thầy Nguyễn Văn Quý - Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT-THCS Mường Lý phải đi bộ vào rừng sâu. (Ảnh: Thế Lượng)

Để vào được điểm đầu nguồn nước, thầy Nguyễn Văn Quý - Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT-THCS Mường Lý phải đi bộ vào rừng sâu. (Ảnh: Thế Lượng)

Sau khi lắp đặt đường ống xong, huyện giao cho nhà trường vận hành, bảo vệ, quản lý để ổn định nguồn nước sinh hoạt cho học sinh. Tuy nhiên, do đường ống nước dài, đi qua nhiều khu dân cư, ruộng lúa của người dân, nên việc bị vỡ đường ống, thậm chí là người dân tự chích ra để lấy nước... luôn diễn ra.

Thầy Quý sửa chữa một đoạn ống nước của dân bản bị bung ra ở trong rừng. (Ảnh: Thế Lượng)

Thầy Quý sửa chữa một đoạn ống nước của dân bản bị bung ra ở trong rừng. (Ảnh: Thế Lượng)

“Đường ống nước sinh hoạt của nhà trường có độ dài khoảng 8km, được bắt nguồn từ trong mó nước ở khu rừng giáp với tỉnh Sơn La. Do đường ống kéo dài, lại vắt qua nhiều đồi núi, khu ruộng của người dân, nên mỗi khi có sự cố, giáo viên nhà trường phải đi khắc phục rất vất vả”, thầy Quý cho hay.

Người dân ở bản Nàng 2, xã Mường Lý cũng phải lấy nước từ trong rừng sâu ra để sử dụng hằng ngày. (Ảnh: Thế Lượng)

Người dân ở bản Nàng 2, xã Mường Lý cũng phải lấy nước từ trong rừng sâu ra để sử dụng hằng ngày. (Ảnh: Thế Lượng)

Phóng viên GD&TĐ đã theo chân thầy giáo Quý đi vào rừng sâu, để kiểm tra đường ống nước. Ở đầu nguồn nước, người ta xây dựng một bể lắng, hệ thống lọc cát, lá rừng khoảng hơn chục mét vuông.

Đường ống bằng nhựa cỡ lớn dẫn nước từ trong rừng sâu về Trường PTDTBT-THCS Mường Lý. (Ảnh: Thế Lượng)

Đường ống bằng nhựa cỡ lớn dẫn nước từ trong rừng sâu về Trường PTDTBT-THCS Mường Lý. (Ảnh: Thế Lượng)

Về mùa này, do trời chưa mưa nên nguồn nước khá trong và cũng không có nhiều lá rừng, tạp chất trôi xuống mó nước. Nhưng mỗi khi trời mưa to, nước từ trên đỉnh núi đổ xuống, thì mó nước này rất đục và hay bị vùi lấp hệ thống lắng lọc. Do đó, nhà trường lại phải cử người vào dọn vệ sinh, để ổn định nguồn nước về các bể chứa tại trường.

Phóng viên Báo GD&TĐ bên mó nước trong rừng sâu ở xã Mường Lý, huyện Mường Lát. (Ảnh: Văn Quý)

Phóng viên Báo GD&TĐ bên mó nước trong rừng sâu ở xã Mường Lý, huyện Mường Lát. (Ảnh: Văn Quý)

“Do tình trạng người dân cứ tự ý chích ống dẫn nước ra, để lấy về nhà sinh hoạt, nên nhiều lần nhà trường phải đề nghị UBND xã họp với dân bản. Đồng thời, thống nhất với bà con là, ai muốn dùng nước từ đường ống ấy, thì phải báo cáo với nhà trường, để cùng nhau bảo vệ và giữ gìn nguồn nước”, thầy Quý chia sẻ.

Thầy Nguyễn Văn Quý chỉ lên phía đỉnh núi - nơi có dòng nước đổ về mó. (Ảnh: Thế Lượng)

Thầy Nguyễn Văn Quý chỉ lên phía đỉnh núi - nơi có dòng nước đổ về mó. (Ảnh: Thế Lượng)

Cũng theo thầy Quý, thời gian vừa qua, nhà trường phải thuê một người vừa làm bảo vệ trường, vừa có trách nhiệm kiểm tra đường ống thường xuyên, với mức thù lao là 3 triệu đồng/tháng.

Dòng nước trong mát được dẫn từ trong rừng sâu về bể chứa ở Trường PTDTBT-THCS Mường Lý. (Ảnh: Thế Lượng)

Dòng nước trong mát được dẫn từ trong rừng sâu về bể chứa ở Trường PTDTBT-THCS Mường Lý. (Ảnh: Thế Lượng)

“Nguồn nước dẫn từ mó về, nhà trường chỉ dùng để cho học sinh tắm giặt, xả nhà vệ sinh. Còn nước ăn, uống hằng ngày, thì nhà trường dùng từ nguồn giếng khoan. Mặc dù, nhà trường cũng có 2 giếng khoan, nhưng vẫn không đủ để cung cấp cho hơn 300 học sinh ăn, ở bán trú”, thầy Quý thông tin thêm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) được đầu tư xây dựng khang trang. (Ảnh: Thế Lượng)

Hai 'bông hoa' ở trường vùng biên xứ Thanh

GD&TĐ - Hai nữ sinh Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) đã vượt khó, nỗ lực phấn đấu khi đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử và Ngữ văn.