Văn phòng Chính phủ quản lý Hệ thống tiếp nhận, kiến nghị về quy định hành chính

GD&TĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 92/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính.

Ảnh có tính chất minh họa/internet
Ảnh có tính chất minh họa/internet

Theo đó, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/2/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.

Trong đó, về xây dựng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng, quản lý Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thống nhất trong toàn quốc; công bố công khai các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính đã được cấp có thẩm quyền xử lý trên Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và Cổng thông tin điện tử của Chính phủ.

Bên cạnh đó, hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính; tổ chức kết nối, tích hợp, trao đổi dữ liệu điện tử các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính giữa Cổng thông tin điện tử các bộ, ngành, địa phương và Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính.

Các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý, khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.

Phối hợp với Văn phòng Chính phủ để kết nối, tích hợp, trao đổi dữ liệu điện tử các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính giữa Cổng thông tin điện tử các bộ, ngành, địa phương và Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính; cập nhật tình hình, kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị vào Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trẻ em gái Pakistan phải làm ruộng thay vì được đi học.

Bất bình đẳng giáo dục tại Pakistan

GD&TĐ - Pakistan đối mặt với khủng hoảng giáo dục nghiêm trọng, khi hơn 26 triệu trẻ em không được đến trường, phần lớn ở các vùng nông thôn.