Văn nghệ sĩ các dân tộc thiểu số được tạo điều kiện phát triển và sáng tạo

GD&TĐ - Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ VI – nhiệm kỳ 2019-2024, diễn ra tại Hà Nội từ 18-19/11. Tham dự đại hội có 518 đại biểu, trong đó có 385 đại biểu dân tộc thiểu số.

Tiết mục văn nghệ chào mừng Đại hội.
Tiết mục văn nghệ chào mừng Đại hội.

Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện nay có hơn 1.000 hội viên thuộc 40 tổ chức cơ sở hội và chi hội của 40 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Từ năm 2014-2019, trong các hoạt động hướng về vùng miền núi, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam luôn cổ vũ, tạo điều kiện cho lực lượng văn nghệ sĩ phát huy khả năng sáng tạo.

Với nhiều hình thức phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh hội viên. BCH Hội đã coi trọng  thúc đẩy việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa, bảo vệ tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội truyền thống, các giá trị văn hóa tích cực trong tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Đại hội.
 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Đại hội.

Nhờ đó, sau 5 năm đội ngũ văn nghệ sĩ dân tộc thiểu số đã đóng góp nhiều sáng tác chất lượng vào sự phát triển của các lĩnh vực văn học, âm nhạc, múa, mỹ thuật, sân khấu – điện ảnh, nhiếp ảnh, lý luận phê bình, văn nghệ dân gian…

Đội ngũ văn nghệ sỹ người dân tộc thiểu số xuất hiện khá đông đảo, có nhiều tác phẩm phục vụ đồng bào dân tộc. Các đề tài sáng tác mở rộng, văn học nghệ thuật từng bước bắt nhịp vào đời sống của đồng bào dân tộc, ca ngợi sự đổi mới, những điều tốt đẹp, phê phán cái xấu, cái ác…

Điều đáng chú ý là ngày càng nhiều tác giả người dân tộc thiểu số có ý thức quan tâm nhiều hơn đến việc sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ và sáng tác song ngữ và đi sâu vào khai thác thân phận con người.

Thành quả đáng kể đạt được trong nhiệm kỳ qua là công tác sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc. Hàng trăm công trình sưu tầm, nghiên cứu biên dịch các loại hình văn nghệ dân gian có giá trị của các dân tộc Tây Nguyên, Chăm, Tày, Nùng, Mường, Thái, Mông… của các tác giả dân tộc thiểu số đã được biên soạn công phu và cho ra mắt bạn đọc.

Quang cảnh Đại hội.
Quang cảnh Đại hội.
Xác định nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ mới 2019-2024, Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam ưu tiên đầu tư cho công tác điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số, tiếp tục khích lệ, tạo điều kiện hỗ trợ các tác giả dân tộc thiểu số sáng tác thêm nhiều tác phẩm đạt chất lượng cao và xóa dần sự chênh lệch giữa đội ngũ văn nghệ sỹ các dân tộc thiểu số giữa các vùng miền

Phát biểu tại Đại hội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã biểu dương những đóng góp của lực lượng văn nghệ sĩ dân tộc thiểu số và khẳng định: Những thành tựu giá trị và bản sắc độc đáo của văn hóa 54 dân tộc anh em không chỉ làm cho văn hóa Việt Nam đậm sắc màu phong phú, mà còn góp phần củng cố sự thống nhất ý chí, tinh thần, tạo ra sức mạnh nội sinh bền vững của khối đại đoàn kết dân tộc.

Điều đó làm nên sự phát triển không ngừng, sự thống nhất trong đa dạng của nền văn hóa Việt Nam tỏa sáng trong dòng chảy văn minh nhân loại.

Phó Thủ tướng đã đề nghị các cấp ủy Đảng, các Bộ, ngành, các hội văn học nghệ thuật trung ương và địa phương dành sự quan tâm, chủ động phối hợp và tạo điều kiện về nguồn lực thúc đẩy các hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số phát triển, tiếp tục góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. phát triển văn hóa, con người Việt Nam.

Trong chương trình làm việc, các đại biểu đóng góp ý kiến các báo cáo và phương hướng nhiệm kỳ mới; bầu BCH, Ban Kiểm tra khóa VI; thông qua sửa đổi điều lệ Hội nghị BCH lần thứ nhất, tham luận về phát triển văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.