Nguồn gốc Tết trung thu
Tết Trung thu 2024 sẽ diễn ra vào 15/8 Âm lịch và là thứ 3 ngày 17/9 theo Dương lịch.
Theo những lưu truyền từ xa xưa, vào thời nhà Đường, năm vua Duệ Tôn, vào rằm tháng 8 trăng thanh gió mát có vị Tiên gia hạ phàm trong diện mạo của một ông lão đầu tóc bạc phơ, dùng phép tạo một chiếc cầu vồng và nhà vua đã có một cuộc dạo chơi đến cung trăng từ cây cầu đó.
Khi trở về trần gian, vì luyến tiếc cảnh cung trăng thơ mộng nên vua Duệ Tôn đã gọi ngày 15/8 Âm lịch hằng năm là Tết Trung thu.
Ngoài lưu truyền đó, có người còn cho rằng Tết trung thu ban đầu được cho là Tết của người lớn nhưng sau dần trở thành Tết của lứa tuổi thiếu nhi nên tới bây giờ cứ đến ngày này, trẻ con luôn háo hức được nhận đèn sao, mặt nạ và bánh từ người lớn.
Văn khấn rằm tháng 8
Bài khấn rằm Trung thu trong nhà
Theo phong tục của người Việt, vào ngày rằm tháng 8 các gia đình sẽ làm mâm cỗ cúng để bày tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên đã khuất.
Khi cúng trong nhà, bài văn khấn ngày rằm cần được thực hiện đúng trình tự và nghi thức, đảm bảo sự trang trọng và tôn kính. Dưới đây là khấn rằm Trung thu trong nhà được nhiều người sử dụng theo văn khấn cổ truyền tại Việt Nam:
“Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bổn cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là:... Tuổi:…
Ngụ tại:...
Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung thu, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!”.
Bài khấn rằm Trung thu ngoài trời
Đối với những người có sân vườn hoặc không gian rộng, bài khấn rằm Trung thu ngoài trời sẽ mang lại cảm giác thoáng đãng và linh thiêng. Cách này thường được nhiều gia đình lựa chọn để cúng lễ.
“Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy).
Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Thần Quân.
Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch.
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần.
Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần.
Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại: ………
Hôm nay là ngày… tháng… năm… tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).
Lưu ý khi cúng rằm Trung thu
Theo lời khuyên từ chuyên gia Phong thủy Tam Nguyên, cúng rằm Trung thu là lễ cúng không nhiều điều phải kiêng kỵ, nhưng gia chủ cũng cần phải cần ghi nhớ những thứ không nên làm như: Cúng và ăn thịt chó, mèo, trâu,… trong ngày Trung thu.
Để đảm bảo về lòng tôn kính và thành tâm, gia chủ chỉ nên cúng bằng 2 loại thịt gà và thịt lợn.
Mâm cỗ cúng Rằm Trung thu không cần chuẩn bị nhiều, tất cả đồ lễ không cần quá nhiều, tùy tâm người cúng nhưng tuyệt đối phải sạch sẽ và thành tâm!
Bình luận