Sao Việt chấp nhận đau đớn… vì không chịu nổi tổn thương tinh thần

Vì chưa có ngoại hình hoàn thiện mà nhiều sao Việt đã phải chịu rất nhiều tổn thương vì bị chê bai, dè bỉu, miệt thị… Chuyện của ca sĩ Đức Phúc, Hoa hậu Thuỳ Trang sẽ khiến người ta phải nghĩ nhiều hơn đến câu chuyện phẫu thuật thẩm mỹ.

Sao Việt chấp nhận đau đớn… vì không chịu nổi tổn thương tinh thần

Liên tục bị tổn thương vì không được đẹp!

Trước khi quyết định sang Hàn Quốc phẫu thuật thẩm mỹ, Đức Phúc đã viết một tâm thư khá dài trên trang cá nhân để bày tỏ nỗi niềm với những người hâm mộ.

Theo đó, sau khi trở thành Quán quân Giọng hát Việt 2015, cậu đã phải đối diện với rất nhiều sự công kích của người đời về ngoại hình. Những lần khóc như mưa vì tủi thân, những vết thương lòng chi chít… đã khiến cậu quyết tâm tập thể dục để giảm cân và thay đổi ngoại hình.

Trong vòng một năm kiên trì và quyết tâm, cậu đã giảm được 14kg, từ 75kg xuống còn 61kg. Cậu kiên quyết không phẫu thuật thẩm mỹ và tuyên bố không phẫu thuật thẩm mỹ điều đó trên báo chí vì muốn sống đúng với hình hài do chính cha mẹ đã sinh ra.

Sau hai năm đăng quang, dẫu đã nỗ lực giảm cân, dẫu quyết tâm không phẫu thuật thẩm mỹ, dẫu cố gắng hoàn thiện bản thân từng ngày… nhưng Đức Phúc vẫn luôn phải nhói lòng bởi những lời chê bai, công kích… cậu đành phải “cắn răng” bước qua lời nguyền “không phẫu thuật thẩm mỹ” để thay đổi ngoại hình… Quyết định này khiến chàng trai 21 tuổi rất lo lắng và đắn đo dù được gia đình, cô giáo Mỹ Tâm và nhiều người hâm mộ ủng hộ.

“Trong mỗi người đều có những khát khao của riêng mình, chỉ có điều chưa có gì thôi thúc chúng ta quyết tâm thực hiện những điều đó mà thôi. Tôi không khát khao phẫu thuật thẩm mỹ nhưng vẫn luôn mong muốn mỗi ngày sẽ đẹp hơn để tự tin hơn.

Chúng ta sinh ra đều bình đẳng nhưng nhiều khi Phúc tự hỏi tại sao mình lại phải chịu những tổn thương về tinh thần như vậy? Một mình mình chịu thì không sao nhưng còn bố mẹ mình, khi bố mẹ đọc được những comment về con mình như vậy thì chắc có lẽ là xót và buồn lắm…”, Đức Phúc trải lòng.

Tuy nhiên, mới đây, khi những hình ảnh thực tế của Đức Phúc sau phẫu thuật thẩm mỹ rò rỉ thì nhiều cư dân mạng lại tiếp tục dè bỉu và có những lời chê bai ác ý. Điều này khiến không ít người hoang mang về cái gọi là “sự đồng cảm”.

Ngay sau khi đăng quang Hoa Hoa hậu Biển 2016, Phạm Thị Thùy Trang phải chọn cuộc sống “ẩn giật” vì có quá nhiều lời chê bai, miệt thị về nhan sắc cô là: "Hoa hậu bị chê xấu", "Hoa hậu bị quên lãng"… Người đẹp gốc Hòa Bình từng xót xa chia sẻ, 5 tháng sau khi đăng quang, đối với cô là khoảng thời gian khá đặc biệt.

Cô đã nếm trải đủ vinh quang, cay đắng và tủi hờn. Từ vinh quang khi đội lên đầu chiếc vương miện cho đến khi phải đối diện với vô số tin đồn và những lời bình phẩm về ngoại hình. Tới mức, cô cảm thấy thứ vinh quang mà mình vừa được trao trở thành một gánh nặng đè lên vai khi mới bước qua ngưỡng tuổi 21.

“Thời điểm đó, tôi rất sốc và buồn. Chỉ cần có ai nhắc tới tên mình là tôi có thể bật khóc ngay. Tôi cũng từng muốn trốn kỹ, để mọi chuyện qua đi… “, Thùy Trang trải lòng.

Không thể cứ mãi đắm chìm trong nỗi đau, người đẹp 21 tuổi này nỗ lực thay đổi ngoại hình. Mỗi ngày, ngoài thời gian lên lớp, cô dành một tiếng đồng hồ để tập luyện và thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn kiêng.

Cô còn đứng trước gương để tập cười, tập nói, tập đi, tập xoay người… y như một cô bé mới có những bước đi đầu tiên. Nhiều người thân, bạn bè… thấy Thùy Trang phải khổ sở với những lời chê bai và phải khổ luyện mỗi ngày đã khuyên cô nên thuật thẩm mỹ để thay đổi cuộc đời nhưng Thùy Trang vẫn chưa vượt qua được nỗi lo sợ của bản thân.

Cho đến thời điểm này, người đẹp gốc Hòa Bình vẫn phải đối diện với những lời chê bai ác ý, những lời gièm pha thiếu thiện cảm… Và cô gái 22 tuổi vẫn buộc phải chọn cách sống âm thầm, lặng lẽ và ít khi xuất hiện trước đám đông.

Nỗ lực cải thiện ngoại hình là điều đáng trân trọng

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cho rằng, phẫu thuật thẩm mỹ đã không còn xa lạ với mọi người. Là một nghệ sĩ, một người của công chúng… muốn được công chúng yêu mến thì phải cống hiến những gì tốt đẹp nhất (ngoại hình lẫn tài năng) của mình. Và đôi khi, để có được điều đó buộc lòng người ta phải đánh đổi.

“Bản thân tôi cho rằng, để có được thành công, dù là việc gì đi nữa cũng cần phải có sự hy sinh”, Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh nói.

Hoa hậu Quý Bà Trần Bảo Ngọc chia sẻ, thời gian gần đây, nhu cầu làm đẹp trở nên tất yếu không chỉ đối với phái đẹp mà cả với phái mạnh. Một vẻ ngoài ưa nhìn hoặc hấp dẫn là một điểm cộng rất lớn cho lần gặp mặt đầu tiên, cho sự xuất hiện. Với những người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, người của công chúng thì hình ảnh cũng là yếu tố quyết định.

"Với tôi phẫu thuật thẩm mỹ là một biện pháp hiệu quả nhưng nó đòi hỏi phải có kiến thức, phải biết giới hạn… và không nên bị nghiện. Đặc biệt, tôi rất sợ việc phẫu thuật thẩm mỹ theo trào lưu, theo phòng trào. Đó là một sự bắt chước và a dua vô cùng nguy hiểm. Còn việc phẫu thuật thẩm mỹ để hoạt động nghệ thuật tốt hơn, sống thoải mái và tự tin hơn thì điều đó đáng phải trân trọng", Hoa hậu Bảo Ngọc bày tỏ.

Nhà thơ, nhà báo Dương Kỳ Anh - “cha đẻ” của Hoa hậu Việt Nam cho rằng, ngày xưa ông bà ta có câu “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, nghĩa là đề cao vẻ đẹp bên trong hơn vẻ đẹp bên ngoài bởi suy cho cùng vẻ đẹp đó theo thời gian rồi sẽ biến đổi. Câu nói đó cho đến ngày nay vẫn chưa hẳn đã mất đi ý nghĩa. Tuy nhiên, đời sống phát triển kéo theo sự thay đổi của quan niệm và chuẩn mực về cái đẹp nên nhiều người đã tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ hơn.

Phẫu thuật thẩm mỹ để đẹp hơn là quyền của mỗi người nhưng rõ ràng đó không phải vẻ đẹp bền vững, càng không phải vẻ đẹp tự nhiên. Ở gốc độ nào đó, xã hội hơi khắt khe khi quá đề cao vẻ đẹp bên ngoài mà xem nhẹ vẻ đẹp tâm hồn khiến cho nhiều người lạm dụng phẫu thuật thẩm mỹ. Tất nhiên, với những người làm nghệ thuật hoặc giới người đẹp, vẻ đẹp ngoại hình sẽ giúp họ thuận lợi hơn trong công việc.

“Chúng ta trân trọng những người biết giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên nhưng chúng ta cũng đồng cảm với những người buộc phải phẫu thuật thẩm mỹ hoặc khổ luyện vì bị chê bai, đả kích… về ngoại hình. Tôi tin, không người nào muốn mình xấu nhưng đôi khi cái xấu về ngoại hình không đáng sợ bằng cái xấu trong tâm hồn. Nỗ lực cải thiện ngoại hình để tự tin hơn với cuộc sống là điều đáng ghi nhận và đáng trân trọng…”, “cha đẻ” của Hoa hậu Việt Nam nói.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.