Vai trò tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn trường THPT

GD&TĐ - Không ai phủ nhận sự đóng góp của các hiệu trưởng, hiệu phó trong các trường THPT vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Cũng không ai có thể nói rằng một hiệu trưởng hoặc hiệu phó dù chuyên môn giỏi đến đâu cũng có thể nắm được hết các lĩnh vực chuyên môn các bộ môn giảng dạy trong nhà trường THPT.  

Vai trò tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn trường THPT

Hãy giả định: Ban Giám hiệu có một hiệu trưởng và một hoặc hai hiệu phó thì cũng chỉ nắm được lĩnh vực chuyên môn mà mình được đào tạo. Nếu học về Văn thì cũng không thể nắm sâu được về Sử, Địa, nếu học về Toán thì cũng không thể nắm sâu được về Lý, Hóa, Sinh. Vì thế các giáo viên tổ trưởng, nhóm trưởng có vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng chuyên môn nhất là trong giai đoạn hiện nay đang đòi hỏi có sự đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, trong đó có đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm phát huy tối đa về năng lực, phẩm chất của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm theo Nghị quyết 29-NQ/TW của Đảng.

Ở những trường lớn đông giáo viên, nếu mỗi môn học là một tổ bộ môn thì tổ trưởng có vai trò quyết định, ở những trường mà tổ chuyên môn là một tổ ghép: Văn, Sử, Địa hoặc Lý, Hóa, Sinh thì nhóm trưởng lại có vai trò quyết định. Vì thế không thể coi nhẹ vai trò của các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn trong các trường THPT, phải coi đây là mô hình quản lý trong các trường này. Trước hết người hiệu trưởng phải chọn được những giáo viên dạy giỏi, dạy tốt, có tinh thần và năng lực đổi mới về phương pháp giảng dạy, có uy tín với giáo viên trong nhà trường.

Nói đến chuyên môn và phương pháp tốt là đã đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn mà chỉ tổ trưởng và nhóm trưởng chuyên môn mới có khả năng thực hiện tốt. Ngành Giáo dục cũng phải có những chính sách đãi ngộ để khuyến khích họ như tuyên dương, khen thưởng những tổ trưởng, nhóm trưởng giỏi làm cơ sở cho việc tăng lương sớm, chứ không phải chỉ bớt đi một vài giờ dạy. Họ phải là chỗ dựa của hiệu trưởng trong việc khen thưởng, nâng bậc lương của giáo viên. Có như vậy mới thúc đẩy họ làm việc thực sự, quản lý tốt lĩnh vực chuyên môn trong phạm vi phụ trách, tránh hời hợt, dĩ hòa vi quý. Tất nhiên việc động viên tinh thần của toàn thể giáo viên để có sự tự giác phải là phương châm hành động từ Ban Giám hiệu đến các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn.

Vấn đề đặt ra: Có phải như vậy là để nảy sinh ra một cấp lãnh đạo, ngăn cách giữa Ban Giám hiệu với giáo viên? Hoàn toàn không phải mà chỉ là sự đề cao trách nhiệm đi kèm với sự đãi ngộ nhằm thúc đẩy công việc.

Người hiệu trưởng giỏi phải là người vừa biết tập hợp, động viên được đội ngũ giáo viên, vừa biết tập hợp, phát huy được đội ngũ tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên làm việc tốt, đúng chức năng. Đội ngũ này làm việc tốt sẽ góp phần thúc đẩy chất lượng chuyên môn, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới chất lượng giáo dục hiện nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.