Vai trò của hiệu trưởng trong các trường học Phần Lan

GD&TĐ - Xã hội Phần Lan đòi hỏi các trường học phải hỗ trợ tính cạnh tranh trong xã hội Phần Lan. Sự phát triển về công nghệ tạo ra nhu cầu cạnh tranh lầu dài trong xã hội, do đó các trường học phải đáp ứng được mong đợi của xã hội.

Lớp học ở Phần Lan
Lớp học ở Phần Lan

Trong các trường học, vai trò của hiệu trưởng rất quan trọng và chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố: Nhà trường phải chuyển đổi để đáp ứng với nhu cầu xã hội do tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật và quá trình phi tập trung.

Vai trò của hiệu trưởng trong việc biến trường học thành “tổ chức học tập”.

Để trường học là một “tổ chức học tập”, hiệu trưởng cần tạo ra một sự thay đổi hành vi xuất phát từ mong muốn vươn lên trong giảng dạy và các hoạt động khác của trường nói chung. Hiệu trưởng sẽ là người đề ra mục tiêu, định hình ngôi trường trong tương lai như thế nào để đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Từ đó thuyết phục được các giáo viên trong trường nỗ lực hướng đến mục tiêu chung. Đây có thể gọi là một quá trình tập hợp sức mạnh của nhà trường để tạo ra một “sự chuyển đổi”.

Mặc dù hệ thống giáo dục Phần Lan được dựa trên quan điểm rằng các nhân sự giảng dạy trong nhà trường đều được đào tạo rất chuyên nghiệp, nhưng không phải ai cũng hiểu được tầm quan trọng của việc nhà trường cần chuyển đổi. Hoặc nếu hiểu, nhưng họ có thể sẽ hành động theo một hướng khác. Vì vậy, hiệu trưởng phải là người truyền đạt hiệu quả mục đích, phương hướng chuyển đổi và vững vàng trước mọi phản kháng. Nhiều người có thể sẽ lo ngại việc chuyển đổi sẽ khiến họ mất đi thứ gì đó (chức vụ, công việc, quyền lực….) nên rất có thể họ sẽ phản kháng lại ý kiến của hiệu trưởng.

Khi nhà trường trở thành một tổ chức học tập hay cộng đồng học tập, nó sẽ khuyến khích và truyền cảm hứng cho một sự hợp tác để phát triển công tác giảng dạy và cải thiện kết quả học tập bằng cách phân tích công việc hiện tại và trao đổi kiến thức, kinh nghiệm.

Các trường học hoạt động với vai trò là các cộng đồng học tập không chỉ thành công ở việc nâng cao kết quả học tập của học sinh, mà nó còn có khả năng đối phó với những thay đổi liên tục trong cộng đồng một cách hiệu quả. Trong những trường học như vậy, vai trò của hiệu trưởng là tạo ra một văn hóa vững chắc và tích cực, có thể khích lệ và huy động giáo viên làm hết sức để đạt được mục tiêu của nhà trường.

Vai trò của hiệu trưởng và quá trình phi tập trung

Một yếu tố quan trọng trong xã hội Phần Lan là quá trình phi tập trung. Đây là quá trình phức tạp chuyển đổi trách nhiệm và quyền hạn từ cấp chính phủ (nhà nước) xuống cấp địa phương. Một mặt, quá trình phi tập trung làm tăng quyền tự trị của trường học nhưng mặt khác, đặt ra trách nhiệm cho nhà trường về sử dụng cơ sở kiến thức, phương pháp dạy học và tăng trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ cho địa phương hay hỗ trợ trường học khác và các dịch vụ công cộng.

Nếu một trường học và cộng đồng địa phương được cung cấp các nguồn lực, hiệu trưởng sẽ phải tìm một giải pháp phân bố hợp lý. Hiệu trưởng có đủ quyền ra quyết định nhưng cũng phải chịu trách nhiệm cho trường học, sự phân bổ quỹ, giải thích và thực thi luật pháp, lên kế hoạch hành động, phân công nhiệm vụ, thành lập các nhóm, phát triển mối quan hệ với phụ huynh…

Mặt khác, quá trình phi tập trung khiến cho các hiệu trưởng phải tham gia tích cực vào các mục tiêu của cộng đồng, thiết lập sự hợp tác với các trường khác để sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn, nhằm đạt mục tiêu của cộng đồng.

Ở Phần Lan, không khó tìm thấy một hiệu trưởng phụ trách 3 trường học (tuy rằng họ chỉ nhận một lương) và như vậy, việc hợp tác giữa các trường, kiểm soát mục tiêu, chuyển đổi kinh nghiệm, phân bổ các nguồn lực sẽ dễ dàng hơn.

Trong trường hợp một hiệu trưởng hoạt động không hiệu quả, các hiệu trưởng khác trong cộng đồng sẽ giúp chỉ ra sai lầm và giúp đỡ, hỗ trợ những gì cần thiết. 

Theo Hrcak

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ