Vai trò bữa ăn phụ trong chế độ dinh dưỡng của trẻ

Dù được gọi là “bữa ăn phụ” nhưng vai trò của các bữa ăn này lại rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ.

Vai trò bữa ăn phụ trong chế độ dinh dưỡng của trẻ

1
Bữa ăn phụ có vai trò quan trọng khác xa tên gọi của nó.

Tại sao bé phải có bữa ăn phụ?

Trẻ nhỏ có nhu cầu năng lượng đạt đến 2/3 nhu cầu năng lượng của người lớn nhưng dung tích bao tử lại nhỏ hơn rất nhiều. Vì vậy trẻ không thể nạp đủ thức ăn so với nhu cầu năng lượng của mình chỉ bằng 3 bữa ăn như người lớn. Việc chia nhỏ 3 bữa lớn thành nhiều bữa nhỏ bao gồm các bữa chính và bữa phụ sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bé.

Hơn nữa, với các trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, những bữa phụ hợp lý có vai trò rất quan trọng. Bữa ăn phụ không những giúp đa dạng hóa khẩu phần ăn, đảm bảo nguồn dinh dưỡng dồi dào cho bé suy dinh dưỡng mà còn tạo ra sự khác biệt về khẩu vị làm bé thấy ngon miệng

Bữa phụ như thế nào là hợp lý?

“Bữa phụ” chỉ là cách gọi để phân biệt với 3 bữa ăn lớn trong ngày, không hàm ý vai trò của bữa ăn. Vì vậy phụ huynh không nên xem nhẹ việc chuẩn bị bữa ăn phụ. 

Bữa phụ nên đầy đủ chất dinh dưỡng, bao gồm những thực phẩm “thật” được chế biến đảm bảo vệ sinh. Nên tránh những bữa phụ với các món ăn thiếu cân bằng dinh dưỡng như bánh quy, kẹo, nước ngọt.

Bữa ăn phụ cũng là cơ hội để mẹ giới thiệu với bé những món mới mà không làm ảnh hưởng đến nguồn năng lượng của bé (trong trường hợp bé từ chối món mới trong bữa phụ thì bé vẫn không bị đói nhờ vào bữa chính).

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa phụ đảm bảo 3 nhóm chất dinh dưỡng bao gồm đạm, béo, đường bột chính là bữa phụ hoàn hảo dành cho các bé. Thời gian xen kẽ giữa các bữa chính và bữa phụ nên kéo dài khoảng 2 giờ.

Danh sách tham khảo món ăn hoàn hảo cho bữa phụ

- Cháo ngũ cốc và thịt nạc: lượng nên dùng khoảng một chén hoặc nửa chén nhỏ cùng thịt heo, cá hoặc bò nạc. Cháo đặc biệt phù hợp với các bé nhẹ cân có hệ tiêu hóa yếu. Cháo cũng là món ăn có thể được tùy biến linh hoạt với nhiều nguyên liệu khác nhau, tạo ra nhiều mùi vị khác nhau khiến bé thích thú.

- Bánh mì hoặc bánh mì sandwich (cá, thịt và rau xanh): tùy vào khẩu vị của bé, đây là món ăn mẹ có thể thỏa thích sáng tạo và tìm ra những “công thức” phù hợp nhất cho trẻ. Với món ăn này, mẹ chỉ nên dừng lại ở lượng ¼ hoặc ½ khẩu phần bình thường để tránh bé bị quá no trước bữa chính.

- Ngũ cốc dinh dưỡng và sữa: các loại ngũ cốc đóng gói sẵn sẽ là lựa chọn tiện lợi cho các bậc phụ huynh bận rộn. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý kỹ về hàm lượng dinh dưỡng được in trên bao bì sản phẩm trước khi mua. Các sản phẩm được đặc chế riêng cho trẻ cũng là một lựa chọn tốt cho bé nhờ hàm lượng chất dinh dưỡng được bổ sung đúng và đủ.

- Sữa chua dinh dưỡng: sữa chua dinh dưỡng vừa bảo toàn chức năng kích thích vị giác, hỗ trợ hệ tiêu hóa của sữa chua chứa lợi khuẩn, vừa được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng mà cơ thể bé không tự tổng hợp được như Lysine, Vitamin C… Lựa chọn sữa chua dinh dưỡng từ các nhà sản xuất uy tín sẽ giúp mẹ an tâm tuyệt đối với bữa phụ của con.

- Các loại trái cây hoặc nước ép trái cây: nước ép trái cây nguyên chất là lựa chọn tốt nhất cho bé vì các loại thêm đường sẽ khiến trẻ thừa năng lượng nhưng thiếu chất, gây chán ăn trong bữa chính. Các loại trái cây ngọt vừa cũng nên được lựa chọn thay vì các loại ngọt gắt.

Ngoài ra mẹ có thể sáng tạo nhiều lựa chọn khác cho bữa phụ của con nhưng vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Một điều cần lưu ý đó là các thực phẩm ngọt và béo nhiều không nên cho bé ăn vào bữa phụ trước khi ngủ sẽ khiến trẻ nhỏ đầy bụng, khó tiêu và khó ngủ. 

Theo Trí thức trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.