Vắc xin Covid-19 "made in Vietnam" dự kiến thử nghiệm cuối năm nay

Vắc xin Covid-19 "made in Vietnam" dự kiến thử nghiệm cuối năm nay

TS. Dương Hữu Thái - Viện trưởng Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế cho biết, cuối tháng 7 qua, đơn vị này đã sản xuất thành công 3 lô vắc xin trên dây chuyền hiện có. Kết quả thử nghiệm ban đầu đạt chất lượng. Dự kiến, cuối tháng 8 hoặc trong tháng 9, 3 lô vắc xin cho thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 (tiêm trên người) sẽ được sản xuất. 

Cũng theo kế hoạch, tháng 10 - 12 năm nay, vắc xin Covid-19 "made in Vietnam" sẽ được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 trên người. Sau đó, dự kiến đến cuối năm 2021 sẽ có vắc xin Covid-19 đầu tiên do Việt Nam sản xuất được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.

TS. Đỗ Tuấn Đạt - Chủ tịch Công ty TNHH Một thành viên Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), Bộ Y tế, cho hay: "Hiện nay, vắc xin đang trong giai đoạn được tối ưu hoá quá trình sản xuất ở quy mô lớn. Đặc biệt là đáp ứng các yêu cầu trong sản xuất vắc xin về GMP. Quy trình này vô cùng quan trọng để có được các nguyên liệu sử dụng cho đánh giá trên động vật cũng như trên người sau này".

Theo TS. Đạt, thời gian tối ưu hoá này tuỳ thuộc vào mức độ công nghệ áp dụng hoặc kết quả đạt được. Thời gian dự kiến hoàn thành giai đoạn này là 6 tháng. Nếu thành công, đầu năm 2021, vắc xin sẽ được thử nghiệm lâm sàng trên người.

"Không chỉ Việt Nam, mà nhiều quốc gia trên thế giới đều gặp khó khăn trong sản xuất vắc xin Covid-19. Chúng tôi phải sản xuất vắc xin trong thời gian nhanh nhất mà bảo đảm các yêu cầu về chất lượng cũng như tính an toàn, hiệu quả. Đây là vắc xin đại dịch, không đơn thuần như các loại vắc xin khác, khiến nhà nghiên cứu áp lực trong việc sản xuất với quy mô lớn", TS Đạt cho biết.

VABIOTECH sử dụng công nghệ vector virus trong việc sản xuất vắc xin, thay vì các công nghệ vắc xin bất hoạt hay sống giảm độc lực như truyền thống. Đây là công nghệ mới, đa năng, cho hiệu suất cao, không phụ thuộc vào việc nuôi cấy toàn thể tác nhân gây bệnh và phù hợp với các vắc xin đại dịch.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.
Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.