Hiện nay, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đơn vị đầu tiên tại Việt Nam triển khai thành công mạng 5G độc lập - 5G Standalone (SA).
Tại thời điểm khai trương (ngày 15/10/2025), Tập đoàn này cho biết mạng 5G Viettel có hơn 6.500 trạm BTS, phủ sóng 100% thủ phủ của 63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước, các khu công nghiệp, khu du lịch, cảng biển, sân bay, bệnh viện, đại học.
Bà Nguyễn Thị Tâm, Phó Tổng giám đốc phụ trách quy hoạch mạng lưới, Tổng Công ty Mạng lưới Viettel cho biết, có rất nhiều ứng dụng trên nền 5G cho giáo dục. Ví dụ, lab ảo, hay có thể sử dụng công nghệ AR/VR hỗ trợ cho học tập trực quan hơn... Đây là dịch vụ giá trị gia tăng, không gian sáng tạo cho các doanh nghiệp, còn Viettel chủ yếu cung cấp hạ tầng.
Cũng theo bà Nguyễn Thị Tâm, khi triển khai 5G, một đối tượng ưu tiên triển khai là các trường đại học, cao đẳng, những khu vực có nhu cầu cao và sẽ được phủ sớm, phủ sâu.
Thông tin từ ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm tâm di động, Tổng Công ty Viễn thông Viettel, sau khi Viettel khai trương 5G, lưu lượng người dùng data trên mạng 5G cao gấp 2,5 lần so với 4G.
“Mục tiêu lớn của Viettel đặt ra: mỗi người dân phải sở hữu một chiếc smartphone siêu tốc độ, siêu kết nối. Viettel cung cấp 5G không chỉ cung cấp dịch vụ viễn thông mà cả các dịch vụ số kèm theo.
Đơn cử, khách hàng sử dụng dịch vụ 5G của Viettel được miễn phí dịch vụ nội dung TV 360 4K do Viettel cung cấp; mỗi khách hàng được được miễn phí ít nhất 20 GB cloud miễn phí để lưu trữ thông tin trên cloud. Đặc biệt, dịch vụ cloud này do Viettel cung cấp nên hoàn toàn bảo mật về đường truyền…”, ông Nguyễn Văn Sơn chia sẻ.
Hiện một trong những khó khăn khi triển khai 5G tại Việt Nam là thiết bị đầu cuối hỗ trợ 5G còn hạn chế; hiện mới có khoảng 15% đầu cuối hỗ trợ 5G, chủ yếu ở khu vực thành thị (85-90%). Đầu cuối smartphone xách tay từ nước ngoài về nhưng khóa công nghệ, không hỗ trợ 5G ở Việt Nam...