Ước mơ giản dị của nữ sinh nghèo học giỏi không cha, chăm mẹ bạo bệnh

GD&TĐ - “Từ khi lọt lòng mẹ, em chưa một lần được thấy mặt cha, chỉ lớn lên trong tình yêu thương của mẹ. Hoàn cảnh khó khăn nên em luôn cố gắng học tập thật tốt để sau này có cái nghề, kiếm tiền nuôi mẹ bệnh tật…”.

Dù hoàn cảnh khó khăn, vất vả nhưng em Nguyễn Thị An Na vẫn nỗ lực học tập và đạt nhiều kết quả cao.
Dù hoàn cảnh khó khăn, vất vả nhưng em Nguyễn Thị An Na vẫn nỗ lực học tập và đạt nhiều kết quả cao.

Đó là những tâm sự đầy buồn tủi của em Nguyễn Thị An Na (SN 2004), học sinh Trường THPT Lệ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Video: Nghị lực vượt khó và ước mơ của nữ sinh nghèo học giỏi không cha, chăm mẹ bạo bệnh. (Thực hiện: Đặng Tài).

Gia đình An Na thuộc diện khó khăn của xã Phú Thủy. Mẹ em là chị Nguyễn Thị Năm (SN 1970) thường xuyên đau ốm. Thế nên, cuộc sống của hai mẹ con vốn đã khó khăn nay lại càng bĩ cực hơn, bởi ngoài việc lo bữa ăn hằng ngày đối với hai mẹ con nghèo đã khó, nay lại phải gánh thêm chi phí mua thuốc thang.

Với vẻ mặt buồn bã, An Na tâm sự: “Từ lúc sinh ra đến nay em chưa một lần được gặp bố và không biết bố mình là ai. Hai mẹ con em chỉ biết nương tựa vào nhau sống qua ngày.

Mẹ thì bị nhiều bệnh trong người nên không thể làm được những việc nặng. Từ nhỏ, biết mẹ vất vả, biết hoàn cảnh của gia đình khó khăn, nên em đã suy nghĩ và quyết tâm phải cố gắng, nỗ lực học tập và phụ giúp mẹ nhiều công việc trong gia đình.

Ước mơ giản dị của nữ sinh nghèo học giỏi không cha, chăm mẹ bạo bệnh ảnh 1
Hai mẹ con cố gắng trồng thêm rau, chè để bán kiếm tiền mua thức ăn và thuốc chữa bệnh cho mẹ.

Hai mẹ con cố gắng trồng thêm rau, chè để bán kiếm tiền mua thức ăn và thuốc chữa bệnh cho mẹ.


Dù khó khăn, vất vả nhưng mẹ con em luôn động viên và là chỗ dựa tinh thần cho nhau trong cuộc sống. Mong ước của em là được vào đại học, học tập thật tốt để sau này kiếm được việc làm, có tiền mua thuốc chữa bệnh cho mẹ và nuôi sống bản thân”.

Sau những buổi học, An Na lại phụ giúp mẹ nhiều công việc gia đình.

Sau những buổi học, An Na lại phụ giúp mẹ nhiều công việc gia đình.

Trong căn nhà tạm nho nhỏ lợp bằng mái xi măng fibro, trải qua nhiều mùa mưa bão, nay đã xuống cấp, dột nát. Thế nên, cứ hễ có trận mưa là nước chảy ào ào theo các vách tường vào nhà. Trong căn nhà chật hẹp ấy không hề có lấy một vật dụng gì đáng giá, có chăng chỉ là những hộp thuốc chữa bệnh của người mẹ tuổi ngũ tuần này.

Khi được hỏi về hoàn cảnh gia đình mình, chị Năm ứa nước mắt khi trải lòng về cuộc sống của hai mẹ con.

Người mẹ chính là động lực để em An Na cố gắng trong học tập và nghị lực trong cuộc sống.

Người mẹ chính là động lực để em An Na cố gắng trong học tập và nghị lực trong cuộc sống.

Vốn sinh ra trong một gia đình có 8 anh chị em, từ nhỏ chị Năm đã bị bệnh tràn dịch khớp. Bố mẹ già thương chị, lo sau này khi họ khuất núi sẽ không có ai chăm sóc cho đứa con gái tội nghiệp, thế nên đã xin một người đàn ông cho con gái một đứa con để sau này nương nhờ. Và khi cháu An Na sinh ra khỏe mạnh, cả gia đình hạnh phúc vỡ òa.

Chị Năm chia sẻ, bản thân chị bị bệnh khớp và nhân xơ tử cung, nên thường xuyên đau ốm. Nhiều khi mệt nhưng sợ con lo lắng nên chị cũng cố gắng gượng dậy và đi lại, làm những việc nhẹ trong nhà để động viên con.

Căn nhà bị hư hỏng nhiều, đêm đến thấy con học bài mà phải lấy thau hứng nước mưa khắp nơi, dù rất thương con nhưng chị cũng đành bất lực.

Bởi, số tiền trước đây xây nhà với chi phí chữa bệnh của chị cũng đang còn vay tận 50 triệu đồng thì lấy đâu ra mà sửa sang lại nhà cửa cho đỡ dột.

Trong suốt nhiều năm liền An Na luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi.

Trong suốt nhiều năm liền An Na luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi.

“Hôm nào khỏe thì tui cắt bó rau khoai, bó chè ra chợ bán, hoặc đi cuốc cỏ, dọn chuồng gà cho người ta để kiếm được đôi đồng mua thuốc, nộp tiền học cho con. Còn những khi tôi ốm đau, con bận học thì hai mẹ con lại ăn rau ráng, cháo lao qua ngày.

Cháu nó cũng thường hay tâm sự với tui, năm nay cuối cấp nên đang cố gắng hết sức để thi đậu vào đại học, sau này kiếm nhiều tiền về giúp mẹ chữa bệnh và chăm sóc cho mẹ cả đời. Nghe con nói rứa, tui vui lắm!

Thế nhưng, nhìn vào hoàn cảnh hiện tại đến bữa ăn hằng ngày còn khó khăn, nếu con mà đậu đại học thì cũng không biết làm cách nào mà nuôi con ăn học”, chị Năm đưa ánh mắt xa xăm, buồn tủi cho số phận cực khổ của mình.

Bữa cơm của hai mẹ con đôi khi chỉ là bó rau hái được trong vườn nhà.

Bữa cơm của hai mẹ con đôi khi chỉ là bó rau hái được trong vườn nhà.

Trao đổi với PV Báo Giáo dục và Thời đại, thầy giáo Trần Duy Thưởng – Bí thư Đoàn trường THPT Lệ Thủy cho biết: “Em Nguyễn Thị An Na, học sinh lớp 12D1 Trường THPT Lệ Thủy, trong những năm học tập tại Tiểu học, THCS và hai năm học THPT em đều học sinh giỏi. Mặc dù hoàn cảnh của hai mẹ con rất khó khăn, nhưng em rất nỗ lực, cố gắng vươn lên trong học tập và là tấm gương sáng của nhà trường.

Qua đây, tôi cũng mong các tổ chức, nhà hảo tâm chia sẻ và giúp đỡ để em Na có thể thực hiện được ước mơ của mình”.

Mong ước của An Na lúc này là căn nhà chẳng còn ngập đầy nước sau những cơn mưa đêm bất chợt hay lung lay trước gió bão, người mẹ - chổ dựa tinh thần duy nhất của em được khỏe mạnh, để em có thêm động lực, yên tâm học tập, viết tiếp ước mơ vào ghế giảng đại học, sau này có cái nghề, kiếm tiền chữa bệnh, chăm sóc cho người mẹ nghèo suốt một đời vất vả vì con.

Chị Nguyễn Thị Năm (mẹ của em An Na) thường xuyên ốm đau, bệnh tật.

Chị Nguyễn Thị Năm (mẹ của em An Na) thường xuyên ốm đau, bệnh tật.

Chứng kiến hoàn cảnh của hai mẹ con An Na hẳn rằng không ai không thể chạnh lòng, cảm thương. Mong rằng hai mẹ con nghèo ấy sẽ sớm nhận được sự quan tâm, sẻ chia của các tổ chức, các cá nhân có tấm lòng thơm thảo để cuộc sống bớt đi những gian truân, vất vả. Để cho ước mơ của An Na sớm được trở thành hiện thực!

Mọi sự giúp đỡ và chia sẻ cùng mẹ con An Na xin gửi về:

VPDD THUONG TRU BAO GD VA TD KHU VUC BTB. Số TK: 111601684999. Ngân hàng Viettinbank, chi nhánh Hà Tĩnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.