Theo Bệnh viện K, ung thư thực quản là tình trạng xuất hiện tế bào ác tính trong lòng thực quản.
Khối u bắt đầu phát triển to dần khiến người bệnh thường gặp phải một số vấn đề tiêu cực về dinh dưỡng như sụt cân và suy dinh dưỡng, đau thực quản gây giảm thèm ăn, sưng đau khó nuốt và tiêu chảy buồn nôn.
Ung thư thực quản nên ăn gì?
Người bệnh ung thư thực quản thường có cơ thể gầy yếu và thiếu chất do sự xuất hiện của khối u ảnh hưởng tới quá trình tiêu thụ thức ăn, dẫn đến thiếu dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Vì thế người bệnh cần bổ sung những thức ăn giàu vitamin, protein để đảm bảo sức khỏe.
Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa, ăn chậm, nhai kỹ. Ảnh minh họa. |
Người bệnh cũng cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin, protein như: thịt lợn, thịt bò, cá, tôm và nước ép hoa quả. Người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa, ăn chậm, nhai kỹ. Vừa ăn vừa uống nước để tránh bị nghẹt và đỡ có cảm giác buồn nôn. Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi nhằm giảm triệu chứng bệnh.
Nên ăn nhẹ với những thức ăn mềm lỏng dễ nuốt như súp, cháo hoặc bánh mì, bánh bông lan. Dần dần sau khi sức khỏe hồi phục, người bệnh có thể ăn lại thực phẩm đặc. Nếu là thịt thì nên nghiền ra để dễ nuốt và tiêu hóa hơn.
Ung thư thực quản nên kiêng gì?
Trong quá trình điều trị ung thư thực quản, không phải thức ăn nào người bệnh cũng có thể ăn. Mặc dù việc ăn uống rất quan trọng để bổ sung dinh dưỡng nhưng người bệnh cần lựa chọn những thực phẩm đảm bảo, tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh:
Những thực phẩm chứa nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo động vật bởi nó sẽ khiến dạ dày khó tiêu hóa hơn, cơ thể không hấp thụ được hết dinh dưỡng.
Tránh các thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, thịt đông lạnh, đồ đóng hộp. Ảnh minh họa. |
Tránh các thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, thịt đông lạnh, đồ đóng hộp.
Tránh những thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng, kiêng thực phẩm chiên rán ở nhiệt độ cao.
Không ăn những thực phẩm cứng, rắn, khó tiêu hóa, khó khăn khi nuốt.
Không sử dụng đồ uống có ga, hoặc đồ uống có cồn như rượu bia.
Nhiều trường hợp bị dị ứng với sữa nên người bệnh cần tránh sử dụng sữa hoặc các sản phẩm nhiều đường vì có thể gây buồn nôn và tiêu chảy.
Ung thư thực quản nên ăn gì và kiêng ăn gì là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Nếu có một chế độ ăn uống đúng cách và khoa học, có thể giúp kiểm soát và cải thiện sớm tình trạng sức khỏe, tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể nhanh hồi phục.
Thực đơn cho người bệnh ung thư thực quản
Người bệnh khi mắc ung thư thực quản sẽ gặp khó khăn trong ăn uống, đặc biệt là quá trình nuốt thức ăn. Vì thế trong thực đơn cho người bị ung thư thực quản cần chú ý lựa chọn những thực phẩm phù hợp để người bệnh dễ dàng ăn uống.
Những thực phẩm mềm như sữa, sữa chua, bánh mềm giúp người bệnh dễ tiêu hóa, dễ ăn, dễ nuốt hơn.
Ngoài ra, khi chúng được bổ sung vào trong cơ thể sẽ nạp thêm một nguồn năng lượng dồi dào, hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho cơ thể, cải thiện dần tình trạng sức khỏe.
Lựa chọn những thực phẩm phù hợp để người bệnh dễ dàng ăn uống. Ảnh minh họa. |
Thực phẩm giàu protein như trứng. Thực phẩm này cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe sau khi phẫu thuật, hóa xạ trị. Người bệnh có thể ăn trứng nấu cháo hoặc nấu súp để dễ nuốt mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Không nên ăn trứng rán hoặc luộc vì nhiều dầu mỡ và dễ gây nghẹn.
Chất xơ, vitamin: các loại rau xanh và nước hoa quả ép. Trong thực đơn hàng ngày của người đang điều trị ung thư thực quản, nhất định phải có nhiều rau xanh và trái cây. Rau xanh nên chọn loại xanh non, chế biến theo cách luộc nhừ hoặc xay nhuyễn nấu cháo/súp. Trái cây chọn loại quả ít chua để ép nước uống, tránh gây kích ứng cổ họng.
Tinh bột: Những thực phẩm giàu tinh bột rất tốt cho người bệnh ung thư thực quản, tinh bột có khả năng thấm hút dịch acid dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày và thực quản, ngăn ngừa bệnh tiến triển. Các loại thực phẩm có nhiều tinh bột người bệnh có thể tham khảo như: gạo, lúa mì, bột yến mạch, khoai lang, khoai tây, sắn dây…