Giúp học sinh hứng thú học tập, rèn luyện để tiến bộ
TS Nguyễn Văn Huấn cho biết: Ngày 16/7/2014 Bộ GD&ĐT gửi Sở GD&ĐT Bến Tre Dự thảo Thông tư ban hành Quy định Đánh giá học sinh tiểu học thay Thông tư 32/2009/TT-BGDĐT.
Ưu điểm cách đánh giá mới giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục, có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học;
Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học,
Ưu điểm cách đánh giá mới giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục, có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học;
tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.
Nội dung đánh giá học sinh tiểu học toàn diện bao gồm chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng lực, phẩm chất cần thiết nhất của học sinh tiểu học.
Đánh giá học sinh tiểu học bao gồm đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì. Trong đó:
Đánh giá thường xuyên: Tùy theo tình hình thực tế học tập của mỗi học sinh mà giáo viên nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặcviết vào vở bài làm của học sinh để học sinh biết cách vượt qua các lỗi mình mắc phải hoặc có thể ghi vào Sổ theo dõi đánh giá học sinh những điều cần lưu ý để có kế hoạch giúp đỡ học sinh.
Đây là những việc làm cần thiết để giúp học sinh học tập tốt hơn, không gây áp lực cho học sinh, phụ huynh về điểm số hàng ngày.
Đánh giá định kì: Đề kiểm tra được thiết kế theo ba mức độ nhận thức của học sinh và được đánh giá theo thang điểm 10.
Dự thảo cũng đề cập đến việc bàn giao chất lượng giáo dục học sinh nhằm đảm bảo tính khách quan của kết quả đánh giá chất lượng học sinh cuối năm học, cuối cấp học; gắn trách nhiệm của giáo viên dạy lớp năm học trước và giáo viên nhận lớp ở năm học sau, từ đó giúp giáo viên nhận lớp trong năm học tiếp theo có đầy đủ thông tin cần thiết để có kế hoạch, biện pháp giáo dục hiệu quả.
Đòi hỏi giáo viên nâng cao ý thức trách nhiệm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, TS Huấn cũng lưu ý, việc kiểm tra định kì giao cho từng giáo viên chủ nhiệm tổ chức kiểm tra, như vậy hiệu trưởng không thể theo dõi nắm sát chất lượng học tập của lớp, của trường.
Việc ra đề kiểm tra, nếu mỗi giáo viên chủ nhiệm cùng giáo viên dạy lớp trên trao đổi, ra đề, kiểm tra thì rất khó thực hiện. Giáo viên chủ nhiệm không thể ra đề môn ngoại ngữ, tin học và mỗi giáo viên chủ nhiệm đều phối hợp thực hiện như thế thì nhà trường không quản lý được.
Hàng tháng, giáo viên nhận xét về mức độ hoàn thành nội dung học tập từng môn học, nhận định sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của từng học sinh.
Để đánh giá về kiến thức, kĩ năng, năng lực, phẩm chất đòi hỏi sự theo dõi sát sao của giáo viên đến từng học sinh, nhưng thực tế một lớp có nhiểu học sinh thì việc quan tâm đến từng em là khó, điều này dễ dẫn đến việc hàng tháng nhận xét, đánh giá từng học sinh sẽ gặp không ít khó khăn cho giáo viên.
“Tuy nhiên, về cơ bản, chúng tôi đánh giá rất cao và ủng hộ cách đánh giá không bằng điểm số đối với học sinh tiểu học. Để áp dụng thông tư này đạt hiệu quả cao nhất đòi hỏi mỗi cán bộ quản lí các cấp và giáo viên nắm chắc quan điểm, mục đích, nguyên tắc, nội dung và cách đánh giá” - TS Nguyễn Văn Huấn bày tỏ.