Tỷ lệ phụ nữ tham gia làm việc trong lĩnh vực STEM còn rất thấp

GD&TĐ -Thống kê của Liên Hợp Quốc cho thấy, phụ nữ chỉ tham gia 20% công việc trong lĩnh vực STEM trên toàn cầu, tại Việt Nam tỷ lệ này còn thấp hơn.

Các đại biểu tham gia phiên thảo luận tại hội thảo
Các đại biểu tham gia phiên thảo luận tại hội thảo

Ngày 24/10, tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Cơ quan Liên hợp quốc vì Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Mạng lưới Đổi mới Sáng tạo và Khởi nghiệp Đại học Cao đẳng Việt Nam (VNEI), Trường ĐH Nguyễn Tất Thành và Công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển Bách Khoa Hà Nội (BK Holdings) tổ chức hội thảo “Xây dựng giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và trẻ em gái trong giáo dục và việc làm các ngành STEM”.

Hội thảo thu hút hơn 50 đại biểu là các chuyên gia, các nhà khoa học, đại diện Lãnh đạo Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo Trung ương, các Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, các Trường Đại học và Cao đẳng, các doanh nghiệp công nghệ và các nữ sinh khối ngành kỹ thuật của các trường Đại học/Cao đẳng tại TPHCM.

ba-tran-thuy-anh-can-bo-chuong-trinh-phu-nu-hoa-binh-va-an-ninh-chuyen-gia-un-wome-tham-gia-hoi-thao-bang-hinh-thu-truc-tuyen-5226-2418.jpg
Bà Trần Thúy Anh, Cán bộ Chương trình Phụ nữ, Hòa bình và An ninh - Chuyên gia UN Women phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu tại chương trình qua hình thức trực tuyến, bà Trần Thúy Anh, Cán bộ Chương trình Phụ nữ, Hòa bình và An ninh - Chuyên gia UN Women, cho biết , hiện nay thế giới phát triển rất nhanh nhờ tiến bộ của khoa học công nghệ mở ra cơ hội phát triển về các ngành nghề xã hội tuy nhiên sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực này còn hạn chế.

Cụ thể, báo cáo tiến độ năm 2022 của Liên Hợp Quốc về Mục tiêu phát triển bền vững số 5 (mục tiêu Bình đẳng giới) cho thấy phụ nữ chỉ tham gia 20% công việc trong lĩnh vực STEM trên toàn cầu, tại Việt Nam tỷ lệ này còn thấp hơn.

"Mong rằng hội thảo lần này sẽ là cuộc đối thoại cởi mở về những thách thức mà phụ nữ và trẻ em gái phải đối mặt khi bước vào các lĩnh vực STEM và quan trọng nhất là những cơ hội phía trước để trao quyền cho họ phát triển trong các lĩnh vực có nhu cầu cao này" - bà Trần Thúy Anh kỳ vọng.

Phía UN Women cũng nêu ra những kiến nghị như: Nên có các chương trình học bổng, cố vấn, các chương trình giáo dục về bình đẳng giới từ học đường, đặc biệt là xóa bỏ hoàn toàn sự phân biệt, đối xử với trẻ em gái trong môi trường giáo dục.

"Đối với cơ hội việc làm cho phụ nữ, các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức, xây dựng chính sách hỗ trợ phụ nữ thăng tiến, các chương trình đào tạo chuyên môn cho lao động nữ và lãnh đạo nữ rất cần được triển khai để đảm bảo họ có thể tham gia và hưởng lợi từ sự phát triển của nền kinh tế số một cách công bằng và bền vững" - bà Trần Thúy Anh kiến nghị.

pgsts-tran-thi-hong-phat-bieu-tai-hoi-thao-8096-8157.jpg
PGS. TS Trần Thị Hồng - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Giải thích lý do về lý do thiếu nhân sự trong lĩnh vực STEM, PGS. TS Trần Thị Hồng - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cho rằng, trên thực tế vẫn còn những khoảng trống về giới trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học. Số lượng sinh viên là nữ giới học các ngành kỹ thuật rất ít, số lượng phụ nữ tham gia các lĩnh vực STEM, nhất là ở vị trí lãnh đạo, còn hạn chế điều này xuất phát từ nguyên nhân khách quan là xã hội vẫn còn định kiến về giới, chưa coi trọng năng lực của người phụ nữ.

Về nguyên nhân chủ quan thì do bản thân những người phụ nữ, những bé gái chưa tự tin chọn lựa những ngành học liên quan đến khoa học kỹ thuật.

"Những hội thảo như thế này sẽ góp phần giải được bài toán về bình đẳng giới, chính phủ Việt Nam đã ban hành những chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầy đủ cho cho bình đẳng giới nhưng thực hiện nó như thế nào thì thuộc về trách nhiệm của các chuyên gia, của các nhà học"- PGS. TS. Trần Thị Hồng nhấn mạnh.

PGS.TS Trần Thị Hồng cũng đưa ra các đề xuất như: Nâng cao nhận thức và giáo dục bình đẳng giới trong STEM; Khuyến khích nữ giới tham gia các ngành khoa học tự nhiên; Có chính sách ưu tiên trong tuyển dụng, hỗ trợ phụ nữ trong công việc; Thúc đẩy và tạo ra môi trường bình đẳng, chính sách cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho lao động nữ đồng thời có biện pháp ngăn chặn sự phân biệt đối xử giới tính.

Trả lời câu hỏi tại sao trong những năm gần đây, số lượng học sinh lựa chọn những khối ngành kỹ thuật ít hơn những khối ngành khác TS. Nguyễn Ngọc Linh - Vụ Giáo dục – Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, việc các em học sinh chưa tiếp cận được các thông tin nghề nghiệp là trách nhiệm của các cơ quan quản lý vì chưa cung cấp được hệ thống thông tin để các em học sinh hiểu được các giá trị, những khó khăn của ngành nghề để đưa ra lựa chọn nghề nghiệp nhất là những ngành nghề thuộc lĩnh vực STEM.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.