Tỷ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới đã giảm do tình hình ở Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia châu Âu được cải thiện. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn cao ở châu Á và Nam Mỹ. Tỷ lệ tử vong do COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm trong tuần thứ ba liên tiếp.
Những khu vực có tình hình được cải thiện
Vào tháng 9/2020, Mỹ phát hiện khoảng 36.600 ca lây nhiễm mỗi ngày. Trong hơn một tuần nay, tỷ lệ mắc bệnh ở Mỹ đã giảm gần ¼. Khi tình hình đang dần ổn định và việc tiêm chủng đang diễn ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố những người đã được tiêm phòng không cần đeo khẩu trang khi ra đường. Trong khi đó, những người chưa tiêm phòng sẽ bị phạt nếu không đeo khẩu trang.
Tỷ lệ nhiễm bệnh đang giảm nhanh nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ trong hơn 1 tháng qua. Quốc gia này phát hiện khoảng 15.000 ca hàng ngày, giảm 4 lần. Quá trình bình thường hóa ở quốc gia này sẽ bắt đầu vào ngày 17/5.
Trong số các nước Tây Âu, Ý là quốc gia có sự cải thiện đáng chú ý nhất, ghi nhận khoảng 8.000 ca lây nhiễm hàng ngày, giảm một nửa so với tháng trước.
Ở Đông Âu, Ba Lan phát hiện trung bình 3.500 ca nhiễm hàng ngày, Cộng hòa Séc 1.300 ca, đây là chỉ số thấp nhất đối với các quốc gia này kể từ tháng 10 và tháng 9/2020.
Những khu vực có tình hình dịch bệnh phức tạp
Ấn Độ vẫn là quốc gia có tỷ lệ mắc cao nhất, khoảng 350.000 ca nhiễm hàng ngày trong thời gian gần đây. Vào đầu tháng 5, số ca mắc COVID-19 ở quốc gia này rơi vào khoảng 400.000 - 410.000.
Brazil đã ghi nhận 70.000 trường hợp mới hàng ngày, là quốc gia có tỷ lệ mắc cao thứ hai thế giới. Tuy nhiên, kể từ cuối tháng 3, tỷ lệ lây lan đã giảm 20%.
Các nước Mỹ Latinh khác bị ảnh hưởng bởi một làn sóng lây nhiễm COVID-19 khác nhưng nhìn chung tình hình nói chung đã đi vào ổn định. Argentina có hơn 20.000 ca mỗi ngày, Colombia 17.500 ca. Peru ghi nhận khoảng 7.500 ca nhiễm mỗi ngày, giảm gần một nửa so với giữa tháng 4.
Ở châu Âu, phần lớn các ca nhiễm được ghi nhận ở Pháp với 16.000 ca mỗi ngày, thấp hơn so với tuần trước là 20.000 ca. Nga ghi nhận hơn 9.000 ca mỗi ngày trong thời gian gần đây nhưng các chuyên gia coi những biến động này là bình thường đối với giai đoạn ổn định của quá trình dịch bệnh.
Nhìn chung, kể từ khi đại dịch bùng phát, COVID-19 đã được phát hiện ở khoảng 2,1% dân số thế giới, tương đương 161,3 triệu người. Theo số liệu hiện tại, khoảng 87% số người bị nhiễm đã được phục hồi. Tuy nhiên, số liệu này có thể không đầy đủ vì không phải quốc gia nào cũng công bố số liệu thống kê tương ứng.
Tử vong
Trong 7 ngày qua, thế giới ghi nhận 92.600 trường hợp tử vong do COVID-19, ít hơn 1.700 ca so với tuần trước đó. Các chỉ số về khả năng gây tử vong không thay đổi, vẫn ở mức 2,1%.
Tỷ lệ tử vong cao nhất vẫn là ở Ấn Độ. Vào ngày 11/5, quốc gia này đã ghi nhận 4.200 trường hợp tử vong, cao kỷ lục trong toàn bộ thời gian đại dịch trên toàn cầu.
Mỗi ngày, Brazil báo cáo khoảng 2.000 trường hợp tử vong nhưng con số này chỉ bằng một nửa so với đầu tháng 4.
Mỹ vẫn đứng đầu trên toàn thế giới về số ca tử vong do COVID-19 nhưng số người tử vong đã giảm xuống còn 600 người mỗi ngày.