Đặt mục tiêu tiết kiệm ngắn hạn và dài hạn để tiết kiệm chi tiêu
Tốt nhất bạn nên đặt mục tiêu tiết kiệm theo 10 năm, 5 năm, 1 năm, 1 tháng và kêu gọi cả gia đình cùng thực hiện Hãy đặt mục tiêu trong 10 năm, 5 năm, 1 năm cả gia đình sẽ tiết kiệm được bao nhiều tiền, số tiền đó dùng để làm gì. Trong 1 tháng phải tiết kiệm cụ thể bao nhiều tiền ăn, bao nhiêu tiền điện, bao nhiêu tiền mua sắm, bao nhiêu tiền chi tiêu khác…. Với kế hoạch và mục tiêu tiết kiệm chi tiêu cụ thể như thế chắc chắn sẽ giúp cả gia đình bạn có thêm động lực và biết cách động viên, nhắc nhở nhau thực hiện tốt hơn. Đây còn là cách hay để bạn dạy các bé yêu biết tiết kiệm chi tiêu ngay từ nhỏ với những kế hoạch cụ thể nữa đấy.
Ghi chép lại chi tiêu trong gia đình mỗi tháng
Hãy tạo thói quen ghi ra mức lương và những khoản dự định sẽ tiêu trong gia đình vào mỗi tháng. Cách này sẽ giúp các cặp vợ chồng trẻ hình dung được sinh hoạt của gia đình mình và những khoản nào là bắt buộc phải chi, những khoản nào có thể du di, thay đổi.
Chia các khoản chi tiêu cụ thể
Mẹo giúp vợ chồng trẻ chi tiêu tiết kiệm tiền.
Hãy cân nhắc số tiền bạn nhận được mỗi tháng là bao nhiêu và nó sẽ được sử dụng vào những mục đích nào. Một công thức chi tiêu làm hài lòng rất nhiều bà nội trợ là:
- Chi tiêu cần thiết: 50-60%: Khoản này dành cho những chi phí cần thiết như ăn uống, đi lại, kể cả mua sắm những thứ cần thiết cho bản thân không bao giờ được quá 55%. Nhu cầu và thu nhập của mỗi người sẽ khác nhau nên việc chi tiêu cũng khác nhau.
- 10% tiết kiệm cho tương lai: Hãy dành ra 10% tổng thu nhập hàng tháng giúp bạn để dành một khoản chi phí cho những kế hoạch và chi tiêu lớn trong tương lai. Việc này giúp bạn thấy rõ được mục đích mình đang nhắm đến là gì và sẽ tiết kiệm tiền từ từ cho việc đó. Nếu có khả năng, bạn có thể tiết kiệm nhiều hơn.
- 10% chi tiêu cho giáo dục: Đây là số tiền bạn bỏ ra mỗi tháng để tự nâng cấp bản thân. Số tiền này được chi tiêu vào các khoản như tham gia các khóa học, mua sách hoặc tài liệu học tập...
- 10% hưởng thụ: Việc chi ra 10% để tiêu xài và thỏa mãn nhu cầu xa xỉ của bản thân là một việc rất cần thiết.
- 10% tự do chi tiêu: Khoản tiền này bạn có thể dùng vào những việc gì mình thích. Nhưng nếu là người muốn kiếm tiền, bạn hãy dùng nó để đầu tư vào các hoạt động sinh lời như: hùn vốn, chơi chứng khoán...
Để các khoản chi tiêu bắt buộc vào từng phong bì
Mỗi phong bì viết tên từng khoản chi tiêu đã định sẵn như tiền học của con, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại , tiền ăn… Cách làm này sẽ giúp bạn không chi tiêu "lạm phát".
Lên danh sách khi đi mua sắm
Nên lên danh sách cụ thể những thứ cần mua và cân nhắc xem có thật sự cần mua món đồ này không, nếu thật sự cần thiết mới mang về nhà và tuyệt đối không để phát sinh những khoản chi khác khi thấy món đồ này “hay hay”, cái này “ đẹp đẹp” trong khi không thật sự cần đến nó. Bỏ thói quen sử dụng hàng hiệu, nghiện mua sắm, đi spa để làm đẹp, đi bar để giải trí ,…vì như thế sẽ mất đi một khoản thời gian và kinh phí rất lớn. Chính vì vậy, để tiết kiệm tiền tốt nhất nên nói không với những thói quen này và tìm ra phương pháp thay thế phù hợp ngay tại nhà ví dụ như chăm sóc da mặt tại nhà bằng dưa leo, cà chua …
Lựa chọn phương thức ăn uống phù hợp
Chi phí cho đồ ăn thức uống chiếm một khoản ngân sách khá lớn. Hơn thế nữa, nấu ăn tại nhà sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho bạn gái có khả năng tự thể hiện tài nấu nướng của mình hoặc có thể học hỏi những món ăn mới cho cả nhà cùng thưởng thức. Ngoài ra, cũng không nên mua thực phẩm quá đắt tiền và hạn chế đối với những thực phẩm không thật cần thiết như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, nước ngọt, đồ ăn vặt,…
Tích lũy cho tương lai
Rất đơn giản, hàng tháng chỉ cần trích ra một khoản tiền nhỏ để gửi tiết kiệm ở một ngân hàng uy tín. Như vậy sẽ có một khoản tích lũy cho tương lai, bên cạnh đó, cũng có thêm một chút tiền lãi để trang trải cho cuộc sống gia đình.