Tuyến số 1 của bus đường sông tại TP.HCM bắt đầu khai thác từ tháng 11/2017

GD&TĐ - Tuyến số 1 của bus đường sông tại TP.HCM sẽ bắt đầu được đưa vào khai thác tháng từ tháng 11/2017, muộn hơn 1 tháng so với kế hoạch dự kiến.

Tuyến số 1 của bus đường sông tại TP.HCM bắt đầu khai thác từ tháng 11/2017

Tuyến số 1 có lộ trình 10,8 km với điểm xuất phát là bến Bạch Đằng, đi theo sông Sài Gòn. Trên tuyến này có 12 bến đón - trả khách nằm rải rác ở Quận 1, Quận 2, Quận Bình Thạnh và Quận Thủ Đức.

Ngoài ra, tuyến bus đường sông số 2 (Bạch Đằng – Lò Gốm) dài 10,3 km cũng sẽ được khai trương vào đầu năm 2018.

Buýt đường sông đầu tiên ở Sài Gòn dài 18m, có thiết kế dạng tàu cánh ngầm khá đẹp mắt, với màu vàng chủ đạo, bên trong được trang trí hệ thống đèn, còi hiệu, hệ thống điều hòa, báo cháy…

Tuyến số 1 của bus đường sông tại TP.HCM đang được thử nghiệm trước khi đưa vào khai thác
Tuyến số 1 của bus đường sông tại TP.HCM đang được thử nghiệm trước khi đưa vào khai thác

Trước đó, sáng 21/8, Sở GTVT TP.HCM phối hợp với công ty TNHH Thường Nhật - đơn vị đầu tư- tổ chức lễ hạ thủy tàu buýt đường sông số 1 (Công viên Bạch Đằng- Linh Đông), đây là tuyến buýt đầu tiên ở Sài Gòn.

Đại diện chủ đầu tư cho biết, trước khi chính thức đi vào hoạt động khai thác, tuyến buýt sông được vận hành kỹ thuật (chạy thử nghiệm).

Theo đó, toàn tuyến gồm năm tàu (mỗi tàu 80 chỗ), trong đó bốn tàu vận chuyển hằng ngày và một tàu dự bị.

Tuyến đường đầu tư theo hình thức đối tác công tư (BO), với lộ trình dài 10,8 km đi qua 12 bến (9 bến chính thức và 3 bến bổ sung).

Thời gian di chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối tuyến khoảng 30 phút. Thời gian cho tàu cập mỗi bến đón và trả khách là 3 phút.

Loại hình vận tải công cộng đường thủy này góp phần rất lớn trong việc đa dạng hóa loại hình giao thông, giúp kéo giảm tải ùn tắc ngày càng trầm trọng của loại hình vận tải đường bộ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mùa Xuân trở lại

GD&TĐ -Mùa Xuân trên bản Sịa thường đến muộn cả tháng trời. Khi nơi nơi đang rộn rã đón mùa Xuân và Tết cổ truyền thì bản Sịa vẫn còn ngủ im trong băng giá.