Tuyển mới không quá 50% số công chức ra khỏi biên chế

Đây là điểm nhấn về công tác cải cách hành chính trong Báo cáo của Chính phủ do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày trước Quốc hội vào sáng 17/11.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Về rà soát, đánh giá và chấn chỉnh tổ chức bộ máy, biên chế, theo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đã tổng kết thực hiện và soạn thảo, trình Quốc hội các dự án Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Đồng thời, xây dựng Đề án mô hình chính quyền địa phương, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Thực hiện các kết luận Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị, cải cách tiền lương.

Đã phê duyệt tổng biên chế trong các cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài năm 2014 trên nguyên tắc giữ ổn định biên chế công chức đến năm 2016. Xây dựng, trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đề án tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Phó Thủ tướng cũng cho biết: Về quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức; cải cách chế độ công vụ, công chức và xử lý tiêu cực, đến nay đã ban hành 18 nghị định, 13 thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Việc cải cách chế độ công vụ, công chức được tích cực triển khai; đã thành lập Ban Chỉ đạo ở các Bộ, ngành, địa phương; phấn đấu đến năm 2015 phê duyệt đề án vị trí việc làm của 70% các cơ quan, đơn vị. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và tiếp tục thực hiện việc thi tuyển, thi nâng ngạch công chức theo nguyên tắc cạnh tranh. Thí điểm thi tuyển công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý.

Đặc biệt, tinh giản biên chế, bảo đảm tuyển dụng mới không quá 50% số công chức ra khỏi biên chế; 50% số biên chế còn lại bổ sung cho lĩnh vực cần tăng. Sớm ban hành Nghị định về chính sách tinh giản biên chế.

Đã thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công. Chỉ đạo xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đến năm 2020. Tuy nhiên, do khó khăn trong việc bố trí nguồn để thực hiện nên Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện và trình Đề án vào thời điểm thích hợp.

Ban hành các quy định, cơ chế chính sách tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nhất là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, đất đai, xây dựng, thành lập, giải thể, phá sản doanh nghiệp, thủ tục đầu tư, tiếp cận điện năng...

Đến nay, đã đơn giản hóa gần 4.100/4.700 thủ tục hành chính; cập nhập trên 112 nghìn hồ sơ thủ tục hành chính và gần 11 nghìn hồ sơ văn bản liên quan vào Cơ sở dữ liệu quốc gia. Triển khai thực hiện Đề án liên thông các thủ tục hành chính đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Theo Báo điện tử Chính phủ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

GD&TĐ - An ninh trật tự Haiti liên tục phải chịu những biến cố, từ vụ ám sát tổng thống đến động đất và tình trạng bạo lực từ các băng đảng.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.