Tuyển dụng giáo viên tiếng Anh tại TP.HCM: Nhiều vướng mắc

Tuyển dụng giáo viên tiếng Anh tại TP.HCM: Nhiều vướng mắc

Khó tuyển dụng giáo viên tiếng Anh 

Báo cáo với đoàn giám sát, ôngNguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, hiện nay, Sở đã hoàntất bồi dưỡng cho gần 500 giáo viên cốt cán của các quận, huyện, mỗi trườngtiểu học một giáo viên cốt cán. Đầu tháng 5 vừa qua, tất cả trường tiểu học đãhoàn tất lựa chọn SGK. Tới đây, từ ngày 29/7 đến 1/8, giáo viên cáctrường tiểu học sẽ được tập huấn về SGK.

Về công tác tuyển dụng giáoviên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới vẫn còn gặp những khó khăn,nhất là tuyển dụng giáo viên tiếng Anh, Tin học… 

Theo ông Hiếu, nếu như trước đây, hai môn học này triển khai theo hình thức xã hội hóa (chương trình tự chọn, học phí thu theo thỏa thuận với phụ huynh) nhưng theo chương trình GDPT mới, các môn này sẽ triển khai bắt buộc từ lớp 3 và tự chọn đối với hai khối 1, 2. 

Để triển khai các môn học này, khó khăn lớn nhất hiện nay đối với các cơ sở giáo dục là tuyển dụng giáo viên do chưa có quy định trong đề án vị trí việc làm. Bên cạnh đó, theo quy định hiện nay, giáo viên tiếng Anh phải có bằng cử nhân sư phạm mới đủ điều kiện giảng dạy ở bậc tiểu học. 

Tuyển dụng giáo viên tiếng Anh tại TP.HCM: Nhiều vướng mắc ảnh 1
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP trao đổi tại buổi giám sát 

Do đó, trong năm học 2019-2020, một số quận, huyện gặp khó khăn về tuyển dụng. Cụ thể như Quận 11 có nhu cầu tuyển 21 giáo viên tiếng Anh nhưng không có ứng viên, Quận Bình Tân chỉ có một ứng viên trúng tuyển nhưng cuối cùng từ bỏ nhiệm sở... 

Được biết, số giáo viên tiểu học toàn TPhiện nay gần 23.500 giáo viên. Tỷ lệ giáo viên tiểu học/lớp là 1,36 hiện chưađáp ứng đủ để tổ chức dạy học và dạy học 2 buổi/ngày đối với tiểu học. 

Bên cạnhđó, một số quận huyện chưa đủ điều kiện cơ sở vật chất, phòng học để tổ chứcdạy học 2 buổi/ngày đối với học sinh tiểu học, đặc biệt là quận huyện vùng vendân nhập cư đông như Quận 12, Tân Phú, Bình Tân,  huyện Bình Chánh…

Theo chỉ tiêu được giao đến năm 2020, TP.HCM đạt tỉ lệ 300 phòng học/10.000 dân số độ tuổi đi học. Tuy nhiên, đến thời điểm này chỉ đạt 219 phòng học/10.000 dân nhưng không đồng đều ở các quận, huyện.

Toàn TP chỉ có 70% học sinh tiểu học được học hai buổi/ngày, cá biệt có những quận, huyện tỉ lệ này rất thấp như Tân Phú (30%), quận 12 (25%), Bình Tân (42%) do trường lớp chưa phát triển đi đôi với việc tăng dân số cơ học.

Và những kiến nghị 

Trước thực tế đó, Sở GD-ĐTTPHCM kiến nghị Bộ GD-ĐT có văn bản chỉ đạo cụ thể định biên cho ngành giáo dụckhi thực hiện chương trình GDPT 2018, theo chương trình hiện hành, môn Tin họcvà tiếng Anh là môn tự chọn nên TP chưa có căn cứ để tuyển giáo viên. 

TheoThông tư 32 về Ban hành Chương trình GDPT 2018, môn tiếng Anh và Tin học là mônhọc bắt buộc, các địa phương cần có đầy đủ căn cứ pháp lý để chỉ đạo và hướngdẫn các trường xây dựng bổ sung vị trí việc làm đối với 2 môn học này, đảm bảođủ định biên theo định mức số tiết quy định. Cần có văn bản hướng dẫn về tuyểndụng, cơ chế riêng cho giáo viên Anh văn, Tin học để thu hút và giữ chân độingũ này gắn bó với GD tiểu học.

Tuyển dụng giáo viên tiếng Anh tại TP.HCM: Nhiều vướng mắc ảnh 2
Giờ học tiếng Anh của cô và trò Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Quận 4. Ảnh minh hoạ

Bên cạnh đó, liên Bộ GD-ĐT vàBộ Tài chính cần có văn bản hướng dẫn việc bổ sung kinh phí cho công tác tậphuấn, bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình phổ thông mới, trong đó cần cócơ chế tài chính riêng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức ngành GD-ĐT. Ngoài ra, cần có hướng dẫn cụ thể trong việc chi trả kinh phí chấm bài cho giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ