Tướng Mỹ: Hệ thống S-400 của Nga đe dọa lính Mỹ ở Syria

GD&TĐ - Việc kích hoạt các hệ thống phòng vệ tên lửa S-400 của Nga tại Syria có thể tạo ra một mối đe dọa ngày càng tăng lên cho binh lính Mỹ và lực lượng liên quân do Mỹ cầm đầu – tướng Kenneth McKenzie của Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ (CENTCOM) nói tại thượng viện Mỹ hôm qua (4/12).

Hệ thống S-400 do Nga sản xuất
Hệ thống S-400 do Nga sản xuất

“S-400, một khi đã được kích hoạt, nó sẽ tăng mối đe dọa cho lực lượng của chúng ta và các đối tác trong liên quân của chúng ta bay ở Syria” – ông nói – “Chúng tôi vẫn đang xem xét nó sẽ được hoạt động như thế nào”.

Nga đã triển khai những ống phóng di động của S-400 tại căn cứ không quân Khmeimim ở Syria nhưng vẫn chưa kích hoạt những hệ thống này.

Hệ thống S-400 là hệ thống phòng vệ di động thế hệ mới, nó có thể mang 3 loại tên lửa khác nhau với khả năng phá hủy một loạt các mục tiêu trên không ở tầm ngắn và tầm rất xa, từ máy bay trinh sát cho tới tên lửa đạn đạo.

Ông McKenzie cũng nhấn mạnh rằng Washington sẽ không tìm cách gây ảnh hưởng tới lực lượng Nga trong khu vực trong khi tiến hành các hoạt động chống khủng bố.

Khi được hỏi mục tiêu của Mỹ hiện diện ở Syria có phải là để kiểm tra sự ảnh hưởng của Nga tại đó hay không, ông McKenzie nói trước thượng viện: “Rõ ràng đó không phải là mục tiêu sự hiện diện của chúng tôi ở Syria”.

Liên quân do Mỹ đứng đầu gồm hơn 70 quốc gia đang tiến hành các hoạt động quân sự chống lại nhóm khủng bố IS ở Syria và Iraq.

Các hoạt động trên của liên quân được tiến hành hợp tác với chính phủ Iraq nhưng ở Syria, những hoạt động này không được sự đồng ý của chính phủ Tổng thống Assad hay Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Ngoài ra, theo Damascus, liên quân đã giết hại một số lượng lớn thường dân trong chiến dịch của mình và sử dụng đạn dược có chất phốt pho trắng mà Liên hợp quốc đã cấm.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.