Tự túc nguồn vắc xin phòng COVID-19 là hết sức quan trọng

GD&TĐ - Theo đánh giá của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, trong giai đoạn hiện nay thế giới khan hiếm vắc xin phòng COVID-19 nên trước mắt và lâu dài, tự túc được nguồn vắc xin phòng COVID-19 là hết sức quan trọng.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, động viên các lực lượng đang thực hiện nhiệm vụ tại Phòng miễn dịch (Viện Nghiên cứu Y dược học Quân sự, Học viện Quân y). Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, động viên các lực lượng đang thực hiện nhiệm vụ tại Phòng miễn dịch (Viện Nghiên cứu Y dược học Quân sự, Học viện Quân y). Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN.

Chiều 10/6, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tới thăm, làm việc tại Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng). Đây là đơn vị được Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng tín nhiệm thử nghiệm lâm sàng vắc xin Nanocovax, đã triển khai giai đoạn 1, 2, đang sang giai đoạn 3.

Chủ tịch Quốc hội đanh giá, trong giai đoạn hiện nay thế giới khan hiếm vắc xin phòng COVID-19 nên trước mắt và lâu dài, tự túc được nguồn vắc xin phòng COVID-19 là hết sức quan trọng.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Học viện Quân y phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, đơn vị để khẩn trương đẩy nhanh thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của vắc xin Nanocovax; phấn đấu có kết quả sớm để có vắc xin trong phòng dịch cho cộng đồng.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng trong nghiên cứu, sản xuất vắc xin đại trà cần giảm thiểu tác dụng phụ tốt nhất, đặc biệt là đối với người có bệnh nền và thể trạng yếu; có khả năng đề kháng và thích ứng với các biến thể mới của SARS-CoV-2.

Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao diễn ra theo hình thức trực tuyến ngày 10/6, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp, Đảng và Nhà nước ta đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt để phòng, chống dịch bệnh.

Việt Nam xác định mục tiêu sớm tiêm vắc xin miễn phí cho toàn dân nhằm đạt được sự miễn dịch cộng đồng, coi đây là giải pháp căn cơ, lâu dài, mang tính quyết định, có tính chiến lược để thoát khỏi đại dịch COVID-19.

Để thực hiện mục tiêu này, mới đây, Quốc hội quyết định sử dụng khoảng 12.000 tỷ đồng nguồn tiết kiệm chi năm 2020 để mua vắc xin phòng COVID-19.

Ngay sau khi thành lập và chính thức phát động, Quỹ vắc xin phòng COVID-19 đã nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng mạnh mẽ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, trong đó có cộng đồng người Việt Nam tại nhiều nước như Hoa Kỳ, Ai Cập, Mozambique, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Lào, Đức, Nga, Thụy Sỹ…

Học viện Quân y (Hà Nội) từ ngày 10/6 đã chính thức triển khai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng (TNLS) giai đoạn 3 vắc xin Covid-19 Nano Covax do Công ty Nanogen (TPHCM) nghiên cứu, phát triển. Có 19 người đầu tiên trong số dự kiến 13.000 người tham gia thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vắc xin ngừa Covid-19 có tên Nano Covax đã tiêm vắc xin tại Học viện Quân y, Hà Nội.

Hiện riêng tại Học viện Quân y, một trong những đơn vị triển khai đợt thử nghiệm này, đã có trên 600 người được khám sàng lọc, đủ điều kiện tiêm và trên 7.000 người chờ khám sàng lọc để tham gia thử nghiệm.

Vắc xin Nano Covax là 1 trong 3 vắc xin ngừa COVID-19 nội được phát triển trong nước từ giữa năm 2020, đến nay đây là vắc xin có tiến độ nghiên cứu nhanh nhất. 

Được phát triển trên nền công nghệ tái tổ hợp protein, ở giai đoạn 1 và 2 vắc xin được sử dụng cho trên 600 người ở 3 mức liều 25, 50 và 75 mcg, người cao tuổi nhất tham gia tiêm ngừa là 77 tuổi, kết quả cho thấy vắc xin đảm bảo yêu cầu an toàn và tính sinh miễn dịch.

Ở giai đoạn 3 này, vắc xin sẽ được tiêm trên 13.000 người, nhưng chia làm 2 mốc: 1.000 người đầu tiên để tiến tới đủ đăng ký lưu hành vắc xin theo hình thức khẩn cấp, và 12.000 người kế tiếp, cùng tiêm mức liều 25 mcg, và đánh giá 3 chỉ số tính an toàn, tính sinh miễn dịch và hiệu quả bảo vệ của vắc xin.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.