‘Tự hào Hà Nội’, triển lãm độc đáo bên cầu Long Biên

GD&TĐ - Diễn ra từ ngày 23 - 25/8, triển lãm ảnh ‘Tự hào Hà Nội’ được trưng bày bên cầu Long Biên lịch sử, được xem là điểm độc đáo khác lạ.

‘Tự hào Hà Nội’, triển lãm độc đáo bên cầu Long Biên

Triển lãm ảnh “Tự hào Hà Nội” là hoạt động hướng đến kỷ niệm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Triển lãm cũng là hoạt động nghệ thuật nằm trong chuỗi chương trình “Những ngày Hà Nội tại TPHCM”, nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Thủ đô Hà Nội và TPHCM trong việc phát huy, khai thác tiềm năng, lợi thế về văn hóa, di sản văn hóa, du lịch; kinh tế, dịch vụ, thương mại…

Triển lãm trưng bày 70 bức ảnh, khái quát nét văn hoá, lịch sử tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội. Đó là một Hà Nội ngàn năm văn hiến với chiều sâu văn hóa và bề dày lịch sử, với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú và đặc sắc được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử.

tu hao hanoi 1.jpg

Hiện nay, Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng di sản văn hóa với gần 6.000 di tích văn hóa, lịch sử, trong đó có 16 di tích, cụm di tích quốc gia đặc biệt, gần 1.200 di tích được xếp hạng quốc gia.

Gắn bó chặt chẽ với hệ thống di tích lịch sử là những lễ hội truyền thống với nhiều quy mô, hình thức khác nhau, góp phần tôn vinh những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô, tiêu biểu như hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng; Lễ hội Cổ Loa, hội chùa Hương…

tu hao hanoi 3.jpg

Bên cạnh đó, Hà Nội có hàng nghìn làng nghề, tạo nên không gian văn hóa làng nghề đặc sắc, trong đó có nhiều làng nghề thủ công truyền thống lâu đời với những sản phẩm độc đáo, tinh xảo, như gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, tranh Hàng Trống, đồ đồng Ngũ Xã…

Đó là một Hà Nội quả cảm, anh hùng với những chiến công hiển hách. Đặc biệt trong 12 ngày đêm lịch sử năm 1972, quân và dân Hà Nội đã làm nên kỳ tích Điện Biên Phủ trên không, góp phần quan trọng buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, rút quân về nước, tạo chuyển biến lớn trên chiến trường miền Nam, để hơn hai năm sau, đất nước làm nên chiến thắng Mùa Xuân năm 1975.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà báo Phạm Khánh Huy. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vinh danh những nhà giáo âm thầm cống hiến

GD&TĐ - Tìm kiếm, tôn vinh và lan tỏa những tấm gương nhà giáo luôn âm thầm cống hiến, hết lòng vì thế hệ tương lai là một trong những nhiệm vụ của người làm báo.

Học sinh Trường THPT chuyên Lào Cai cất điện thoại khi đến lớp. Ảnh: NTCC

Những tiết học không smartphone

GD&TĐ - Với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngành GD các địa phương đã chỉ đạo quản lý sử dụng điện thoại trong trường.

Silic hữu cơ có khả năng chống tia UV được tìm thấy trong bã mía.

Học sinh làm kem chống nắng từ bã mía

GD&TĐ - Hợp chất hữu cơ Silic có trong bã mía có thể thay thế kem chống nắng, giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, là phát hiện của nhóm học sinh Hà Nội.

Ông Trần Duy Đông giới thiệu về giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0.

Công nghệ phòng học thông minh

GD&TĐ - Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TPHCM vừa tổ chức giới thiệu công nghệ 'Giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0'.

Sự tự đánh giá của một đứa trẻ trước hết xuất phát từ sự đánh giá của người khác về trẻ, và điều quan trọng nhất là sự đánh giá của cha mẹ. (Ảnh: ITN).

Lý do cha mẹ cần tin tưởng con

GD&TĐ - Để giáo dục và rèn luyện tốt cho trẻ một cách cơ bản, chúng ta nên nuôi dưỡng ý thức về giá trị bản thân của trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.