Truy tố bị can trong vụ án tại Công ty Gang thép Thái Nguyên

Hành vi của các bị can tại Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2, Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) và một số đơn vị đã gây hậu quả thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước hơn 830 tỷ đồng.

Một chốt kiểm soát dịch Covid-19 ở Hải Phòng.
Một chốt kiểm soát dịch Covid-19 ở Hải Phòng.

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành cáo trạng vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2, Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) và một số đơn vị có liên quan.

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố các bị can có liên quan, trong đó có Mai Văn Tinh (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Thép Việt Nam (VNS); Đậu Văn Hùng (cựu Tổng giám đốc VNS); Trần Trọng Mừng (cựu Tổng Giám đốc TISCO); Trần Văn Khâm (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc TISCO); Ngô Sỹ Hán (cựu Phó Tổng Giám đốc, Trưởng ban Quản lý dự án mở rộng sản xuất giai đoạn hai - TISCO);…

Vụ án xảy ra tại TISCO là một trong những đại án lớn về kinh tế, tham nhũng được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.

Theo nội dung cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 do TISCO làm chủ đầu tư được triển khai từ năm 2007 với tổng mức đầu tư dự kiến 3.843 tỉ đồng. Đơn vị trúng thầu là Tập đoàn Khoa học công nghệ và thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC). Tháng 7/2007, Trần Trọng Mừng, Tổng giám đốc TISCO đã ký hợp đồng số 01 EPC với đại diện của MCC. Giá trị hợp đồng hơn 160 triệu USD, là giá trọn gói không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng được ấn định là 30 tháng.

[Khởi tố 14 bị can liên quan dự án mở rộng gang thép Thái Nguyên]

Đến tháng 8/2008, sau hơn 11 tháng khởi công xây dựng, MCC tự ý dừng hợp đồng, rút hết người về nước trong khi chưa hoàn thành thiết kế chi tiết các hạng mục, chưa lựa chọn và ký được hợp đồng với nhà thầu phụ, chưa triển khai thi công bất kỳ hạng mục nào của gói thầu nhưng lại có nhiều văn bản gửi TISCO đề nghị kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng và tăng giá hợp đồng.

Theo nội dung cáo trạng, quá trình thực hiện Hợp đồng EPC số 01, MCC đã vi phạm trong việc sau hơn 11 tháng kể từ khi hợp đồng có hiệu lực thực hiện, MCC chưa lựa chọn và ký được hợp đồng với nhà thầu phụ; chưa hoàn thành thiết kế chi tiết các hạng mục, không đặt hàng chế tạo máy móc thiết bị, không triển khai thi công các hạng mục của gói thầu, mà rút hết người về nước và nhiều lần đề nghị kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng và tăng giá hợp đồng không có căn cứ, không phù hợp quy định của pháp luật, không đúng với nội dung các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Với chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, bị can Trần Trọng Mừng, bị can Mai Văn Tinh đã không xem xét, chỉ đạo dừng, chấm dứt hợp đồng, thu hồi tiền tạm ứng, áp dụng điều khoản phạt hợp đồng, báo cáo người có thẩm quyền xem xét để hủy đấu thầu và tổ chức đấu thầu lại theo quy định để đảm bảo hiệu quả và tiến độ của Dự án, mà lại chỉ đạo thực hiện các hành vi phạm pháp luật về đầu tư, vi phạm Hợp đồng EPC số 01 để tiếp tục thực hiện Hợp đồng, cùng với các bị can khác chỉ đạo các cá nhân có liên quan thuộc TISCO và VNS, tổ chức, thực hiện việc điều chỉnh dự toán chi phí phần C.

Hành vi của các bị can đã gây hậu quả thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước hơn 830 tỷ đồng

Theo Vietnamplus

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ