Trường TCCN đào tạo ngoài địa điểm được phép sẽ bị đình chỉ TS

Trường TCCN đào tạo ngoài địa điểm được phép sẽ bị đình chỉ TS

(GD&TĐ)-Bộ GD&ĐT vừa ban hành quy định về điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ TCCN.

Theo đó, cơ sở đào tạo bị đình chỉ tuyển sinh ngành đào tạo nếu không đảm bảo một trong các điều kiện cho phép mở ngành đào tạo trình độ TCCN; tổ chức đào tạo ngoài địa điểm được phép đào tạo; không thực hiện theo đúng quy trình mở ngành; người cho phép mở ngành không đúng thẩm quyền; vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Cơ sở đào tạo bị thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trong những trường hợp: Có hành vi, bằng chứng gian lận trong kê khai các điều kiện đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý hoặc sao chép toàn bộ chương trình đào tạo của một cơ sở đào tạo khác; Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức, đào tạo tại cơ sở đào tạo; Hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh ngành đào tạo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến đình chỉ tuyển sinh; Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải thu hồi; Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Để được mở ngành đào tạo trình độ TCCN, cơ sở đào tạo cần đảm bảo các điều kiện: Có đủ tư cách pháp nhân và đảm bảo các quy định hiện hành về đào tạo TCCN.

Ngành đào tạo đăng ký mở phải phù hợp với yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ, quy hoạch và chiến lược phát triển của nhà trường, quy hoạch phát triển nhân lực của địa phương và của ngành. Đảm bảo không có sự chồng chéo ngành đào tạo giữa các trường trên cùng một địa bàn.

Ngành đào tạo đăng ký mở có trong danh mục ngành đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trường hợp ngành đăng ký mở chưa có tên trong danh mục ngành đào tạo, cơ sở đào tạo phải trình bày được những luận chứng khoa học về ngành đào tạo này, nhu cầu đào tạo nhân lực của địa phương và của ngành, kinh nghiệm đào tạo của một số nước trên thế giới (nếu có) và phải được Bộ GD&ĐT chấp thuận bằng văn bản đối với ngành đào tạo này trước khi gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quyết định mở ngành.

Có đội ngũ giáo viên để thực hiện chương trình đào tạo, trong đó, đội ngũ giáo viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng của chương trình đào tạo tương ứng với mỗi khối kiến thức, kỹ năng của ngành đăng ký mở, trong đó ít nhất 3 giáo viên có trình độ ĐH trở lên đúng ngành với ngành đăng ký mở.

Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình đào tạo và chương trình chi tiết các học phần trong chương trình đào tạo đảm bảo đáp ứng yêu cầu. Có bộ máy quản lý và quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường đảm bảo triển khai ngành đào tạo.

Không vi phạm các quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo và các quy định liên quan khác của pháp luật trong thời hạn 3 năm liên tiếp tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo.

Đối với một số ngành đào tạo thuộc nhóm ngành đặc biệt (Sức khỏe; Thể dục thể thao; Nghệ thuật; Đào tạo giáo viên), ngoài những điều kiện trên còn phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ, ngành chủ quản lĩnh vực này.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/12/2011.

Lập Phương

TIÊU ĐIỂM | Tâm lý học sinh hậu Covid-19

TIÊU ĐIỂM | Tâm lý học sinh hậu Covid-19

GD&TĐ - Dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn tới toàn xã hội và ngành giáo dục không phải ngoại lệ, Những em học sinh chịu nhiều thiệt thòi nhất khi không thể đến trường, điều đó kéo theo nhiều hệ lụy đến cảm xúc và thể trạng...
Thay đổi tư duy khởi nghiệp cho sinh viên sau dịch bệnh. Ảnh: T.G

Tìm đường vượt khó: Thay đổi để thích ứng

GD&TĐ - Dịch bệnh là điều không ai mong muốn. Nhìn ở góc độ khác, dịch bệnh là thước đo “sức khỏe” các trường trong việc thích ứng sự biến đổi. Chuyển đổi hình thức dạy học, vừa dạy học vừa chống dịch… là những điều tích cực mà Covid-19 mang lại.
Ảnh minh họa

Nguyên hiệu trưởng 3 trường THCS chia sẻ về Ban phụ huynh

GD&TĐ - NGƯT.TS Trần Thị Kim Liên - Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Hà Nội, từng là hiệu trưởng của 3 trường THCS tại Hà Nội – đã có những chia sẻ xung quanh câu chuyện về Ban đại diện cha mẹ học sinh (BPH) đang được dư luận quan tâm hiện nay.
Học viên ngành chăn nuôi thực hành trên gia súc

Ngành chăn nuôi - Nhiều cơ hội việc làm

GD&TĐ - Các đợt tuyển sinh những năm gần đây cho thấy, ngành chăn nuôi thường không có nhiều thí sinh quan tâm. Tuy nhiên, về tiềm năng sinh viên nhóm ngành này lại có rất nhiều cơ hội việc làm; đặc biệt hiện nay, khi Nhà nước đang dành nhiều ưu tiên để phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có ngành chăn nuôi.
Đổi mới thi chọn học sinh giỏi

Đổi mới thi chọn học sinh giỏi

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục đổi mới công tác thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thi chọn, tập huấn các đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế.