Trường hợp nào không phải đóng BHXH khi nghỉ chế độ thai sản?

GD&TĐ - Hỏi: Vợ tôi là giáo viên dạy cấp 2 của một trường THCS tại Hậu Giang. Vừa qua vợ tôi đia khám thì bác sỹ chỉ định là thai lưu trên 7 tháng. 

Ảnh có tính chất minh họa/internet
Ảnh có tính chất minh họa/internet

Xin được hỏi chuyên mục Hộp thư bạn đọc: Trường hợp của vợ tôi được nghỉ bao nhiêu ngày và theo quy định thời gian nghỉ chế độ thai sản vợ tôi có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không? – Nguyễn Đình Châu (ngdinhchau@gmail.com)

* Trả lời:

Theo quy định tại Điều 30, Luật Bảo hiểm xã hội: Khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 10 ngày nếu thai dưới 1 tháng; 20 ngày nếu thai từ 1 tháng đến dưới 3 tháng; 40 ngày nếu thai từ 3 tháng đến dưới 6 tháng; 50 ngày nếu thai từ 6 tháng trở lên.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Với quy định trên và theo thư bạn viết, trường hợp của bạn được nghỉ chế độ thai sản là 50 ngày.

Theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 1 Thông tư số 41/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, thì cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH trong tháng đó nhưng vẫn được tính là thời gian có đóng BHXH.

Như vậy, căn cứ vào hướng dẫn nêu trên trường hợp của bạn nghỉ việc do bị thai chết lưu thì thời gian nghỉ việc không phải đóng bảo hiểm xã hội (áp dụng theo khoản 2, Điều 1 Thông tư số 41/2009/TT-BLĐTBXH).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ