Đây là yêu cầu nhằm thực hiện Kế hoạch của Bộ GD&ĐT về triển khai thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống tội phạm buôn bán người, tội phạm giết người và phòng, chống tội phạm ma túy, HIV/AIDS, tệ nạn xã hội trong ngành Giáo dục giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030,
Cụ thể, các đơn vị trường học tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên, học viên theo chỉ đạo tại Kế hoạch số 1567 của Bộ GD&ĐT về triển khai thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống tội phạm buôn bán người, tội phạm giết người và phòng, chống tội phạm ma túy, HIV/AIDS, tệ nạn xã hội trong ngành Giáo dục giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người 30/7” và “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh Covid 19; bảo đảm hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm, tránh phô trương, hình thức.
Xây dựng mô hình Câu lạc bộ phòng, chống mua bán người trong nhà trường cho học sinh, sinh viên, học viên và nhân rộng các mô hình, câu lạc bộ hoạt động hiệu quả.
Các đơn vị, trường học xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện về tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng, chống mua bán người cho học sinh, sinh viên, học viên trong chương trình giáo dục chính khóa và trong hoạt động trải nghiệm; chú ý thực hiện đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú.
Tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động tư vấn du học, đưa người đi học tập ở nước ngoài, kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm.