Trường học chủ động “gỡ” khó sách giáo khoa

GD&TĐ - Năm học mới sắp bắt đầu nhưng do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên công tác vận chuyển SGK tới tay HS chưa kịp hoàn thành ở một số nơi. Các trường phải đưa ra giải pháp tình thế để việc dạy và học không bị ảnh hưởng.

Nhiều trường học chưa nhận đủ SGK trước thềm năm học mới do ảnh hưởng của dịch Covid-19. (Ảnh minh họa)
Nhiều trường học chưa nhận đủ SGK trước thềm năm học mới do ảnh hưởng của dịch Covid-19. (Ảnh minh họa)

Linh hoạt giải pháp

Thầy Dương Xuân Chính- Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sa Pa (thị xã Sa Pa – Lào Cai) cho biết: Hiện tại SGK cho HS toàn trường (đặc biệt SGK lớp 1, lớp 2 theo CT, SGK mới) cơ bản đều là SGK phụ huynh đặt mua chứ không phải sách được hỗ trợ từ các nguồn của Chính phủ và tỉnh.

Theo thầy Chính, sở dĩ SGK về trường sớm hơn so với các một số trường khác cùng thị xã Sa Pa bởi công tác tham mưu chọn SGK của trường và quyết định danh mục SGK của tỉnh đúng quy trình, tiến độ đặt ra.

Mặt khác, do lường trước sự ảnh của dịch Covid-19 tới công tác vận chuyển, phát hành nên nhà trường thúc đẩy, triển khai công tác đặt sách ở trường khá sớm. Từ đó nhanh chóng lên được số lượng, đầu mục sách cần đặt để chuyển về đúng thời gian.

Cũng là trường vùng cao của thị xã Sa Pa nhưng thầy Liễu Tiến Sơn- Hiệu trưởng Trường PTDTBT TH & THCS Hầu Thào xã Mường Hoa (Thị xã Sa Pa) lại cho biết: SGK lớp 6 chưa về tới trường. Mới chỉ có 29 bộ SGK lớp 2 được cấp phát cho HS thuộc diện vùng khó theo chế độ của Chính phủ. Số SGK của tỉnh hỗ trợ HS cũng chưa nhận được.

“Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc khắc phục vấn đề SGK cho HS ở thời gian đầu dù khó khăn song là điều khó tránh và đòi hỏi nhà trường chủ động. Hy vọng sách sẽ sớm về tới các trường để việc dạy và học phát huy tối đa hiệu quả…”  – thầy Liễu Tiến Sơn bày tỏ.  

Tuy nhiên, thầy Sơn cho biết Phòng GD&ĐT đã quán triệt tinh thần các nhà trường chủ động phương án khi SGK chưa về kịp đầu năm học để HS không phải học “chay”. Vì vậy, trường đã photo sẵn một số đầu sách cơ bản để HS có thể học ngay sau khai giảng.

Mặt khác, theo thầy Sơn, trường đã trang bị máy tính, đường mạng, như vậy GV có thể tận dụng khai thác học liệu mềm để soạn giáo án và giảng dạy HS kịp với kế hoạch năm học…

Thầy Dương Văn Đông – Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học xã Ngọc Long (Yên Minh – Hà Giang) trao đổi: Với SGK thuộc diện được cấp phát đã về tới trường. Tuy nhiên, số SGK mà HS ở diện phải tự mua thì các gia đình còn khó khăn không chủ động trong mua sách.

Để tháo gỡ số lượng SGK còn thiếu trường đã huy động được nên hơn 400 sách Tiếng Việt, Toán lớp 1, lớp 2 và 2.000 cuốn vở, bút. Tuy nhiên, do dịch bệnh phải thực hiện giãn cách nên nhà tài trợ sẽ vận chuyển tới trường chậm hơn so với khai giảng.

“Được học trên SGK mới sẽ hiệu quả hơn  rất nhiều nhưng ở thời điểm ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh, việc HS sẽ phải tạm thời học chung sách và sách lên tới trường chậm hơn cũng là tất yếu. Nhà trường sẽ khuyến khích GV khai thác phần mềm điện tử để soạn và in bài cho HS làm tại lớp… để đảm bảo việc dạy học không bị gián đoạn” – thầy Đông cho biết.

Thầy Nông Văn Ninh – Hiệu trưởng THCS Pò Tấu (Trùng Khánh - Cao Bằng) cũng cho biết: Nhà trường đã đăng ký mua SGK lớp 6 với phòng GD&ĐT. So với mọi năm SGK được nhận có chậm hơn nhưng đã đủ sách.

Số HS khó khăn cần hỗ trợ, trước mắt trường sẽ khuyến khích học chung, sau đó trích kinh phí để mua tặng hoặc huy động hỗ trợ. Vì số HS cần hỗ trợ hàng năm không nhiều nên tình trạng HS thiếu SGK không xảy ra với HS nhà trường, chất lượng dạy học vẫn đảm bảo.

Việc tận dụng lại SGK cũ cũng được các nhà trường coi như giải pháp trong lúc chờ đợi SGK có đủ.
Việc tận dụng lại SGK cũ cũng được các nhà trường coi như giải pháp trong lúc chờ đợi SGK có đủ.

Đưa sách tới trường bằng nhiều cách

Có thể thấy, vào thời điểm hiện tại SGK đang là mặt hàng cấp thiết cần được vận chuyển, cung ứng kịp thời đến nhà trường, HS và GV để bước vào năm học 2021 - 2022.

Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên cả nước, nhiều tỉnh, thành phố đang áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, vì vậy việc vận chuyển SGK tới tận tay HS tại các địa phương này còn khó khăn.

Một số địa phương dù không phải áp dụng Chỉ thị 16 nhưng chịu ảnh hưởng chung nên việc đưa SGK tới HS sẽ chậm hơn so với năm học trước, thậm chí có thể sau khai giảng.

Để khắc phục tình trạng ảnh hưởng của dịch Covid-19 gây ra chậm SGK tới các nhà trường, ông Nguyễn Đức Thái- Chủ tịch Hội đồng thành viên- NXBGDVN cho biết NXBGDVN đã thực hiện đồng bộ các giải pháp.

Cụ thể như, trong việc cung ứng, vận chuyển đã lên phương án thiết lập các tổng kho tạm thời tại các địa phương có tình hình dịch bệnh đang lắng dịu để tập kết hàng hóa. Hoặc trong trường hợp có thể thì vận chuyển sách trực tiếp từ nhà in tới các đối tác phát hành trong khu vực, để từ đó chuyển sách về các trường học, tới tay HS kịp phục vụ năm học mới.

NXB cũng điều tiết từng tên sách cụ thể giữa các đối tác phát hành tại địa phương để phần nào đáp ứng kịp thời nhu cầu khi đang gặp khó khăn trong việc vận chuyển SGK từ tổng kho.

NXBGDVN đã có công văn gửi tới UBND các tỉnh, thành phố đề nghị tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông, vận chuyển SGK nhằm kịp thời cung ứng đầy đủ SGK cho HS trước ngày khai giảng…

Với khoảng 40 tỉnh/thành phố đã có thời gian khai giảng dự kiến, NXBGDVN đã đề nghị các nhà trường có phương án phù hợp để nhận SGK và kịp thời chuyển tới tay HS trước ngày khai giảng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.