Trường ĐH Tôn Đức Thắng: Ra mắt Tạp chí Công nghệ tiên tiến và tính toán

GD&TĐ - Ngày 8/6, Trường ĐH Tôn Đức Thắng tổ chức lễ ra mắt Tạp chí Công nghệ tiên tiến và tính toán (Journal of Advanced Engineering and Computation: JAEC).

Hiệu trưởng nhà trường Lê Vinh Danh giới thiệu về tạp chí
Hiệu trưởng nhà trường Lê Vinh Danh giới thiệu về tạp chí

Theo Hiệu trưởng nhà trường Lê Vinh Danh, đây là tạp chí tiếng Anh onlines thứ 2 của trường, xuất bản toàn cầu. JAEC có giấy phép hoạt động báo chí điện tử Số: 507/GP-BTTTT của Bộ thông tin-truyền thông trên cơ sở đổi tên Tạp chí khoa học và ứng dụng của trường.

JAEC được xuất bản định kỳ 4 số hằng năm. Mỗi số có từ 8 đến 12 bài báo thuộc lĩnh vực Công nghệ tiên tiến và khoa học tính toán. Toàn bộ chi phí vận hành tạp chí được lấy từ nguồn kinh phí của nhà trường. Qui trình biên tập của tạp chí là nghiêm ngặt theo chuẩn quốc tế để bảo đảm rằng chất lượng các bài báo được đăng trên JAEC tương đương với các bài báo đăng trên các tạp chí thuộc danh mục SCOPUS.

“Mục tiêu của JAEC là được liệt kê vào Danh mục các tạp chí ISI và SCOPUS trong vòng 03 đến 05 năm kể từ ngày ra số đầu tiên (6/2017). Sự ra đời của JAEC là một cột mốc quan trọng trong hoạt động khoa học công nghệ của Trường ĐH Tôn Đức Thắng” – Hiêu trưởng Lê Vinh Danh chia sẻ.

Trường ĐH Tôn Đức Thắng là nhà sáng lập, chủ sở hữu duy nhất và trực tiếp xuất bản JAEC. Hiệu trưởng nhà trường bổ nhiệm thành viên Ban biên tập và Hội đồng biên tập. Chủ tịch Hội đồng biên tập là Giáo sư Václav Snášel, Phó chủ tịch Hội đồng biên tập là Giáo sư Ivan Zelinka (ĐH Kỹ thuật Ostrava, Cộng hòa Séc); điều hành biên tập là TS Nguyễn Trương Khang.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Dù nhận thêm loạt vũ khí mới nhưng Ukraine chưa thể ngăn được đà tiến của quân đội Nga.

Đột phá Semyonovka mang đến cơ hội nào?

GD&TĐ - Bộ Quốc phòng Nga hôm 29/4 thông báo quân đội từ Trung tâm Battlegroup đã hoàn thành việc kiểm soát khu định cư Semyonovka ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk.
Một góc quần đảo Nam Du. Ảnh: TG

Dạy học nơi đầu sóng

GD&TĐ - Quần đảo Nam Du gồm hơn 20 đảo lớn, nhỏ nằm sát nhau, thuộc sự quản lý của 2 xã: An Sơn và Nam Du (Kiên Hải, Kiên Giang).