Trường ĐH Quốc tế TPHCM tuyển sinh ngành Kỹ thuật không gian

GD&TĐ - Hôm nay (20/4), Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM) công bố tuyển sinh đào tạo ngành Kỹ thuật không gian trong năm học 2016-2017. 

PGS.TS Phan Bảo Ngọc giới thiệu chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật không gian
PGS.TS Phan Bảo Ngọc giới thiệu chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật không gian

Chương trình có thời gian đào tạo 4 năm, với tổng chỉ tiêu là 50 sinh viên; Mã ngành: 52900109; Tổ hợp môn xét tuyển: Toán-Lý- Hóa, Toán- Lý- tiếng Anh. 

Theo PGS.TS Phan Bảo Ngọc - Trưởng bộ môn Vật lý của trường, hiện chỉ có một số ít trường đại học có đào tạo một số môn liên quan như viễn thám, xử lý tín hiệu, quan sát Trái đất, nhưng chưa chuyên sâu và chưa thành hệ thống để đào tạo đội ngũ kỹ sư chuyên về xử lý tín hiệu và ảnh vệ tinh.

Do đó, để thực hiện được chiến lược quốc gia về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ, việc mở chương trình đào tạo kỹ sư về Kỹ thuật không gian nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực này là rất cấp bách đối với Việt Nam.

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật không gian của trường sẽ giải quyết một phần nhu cầu nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ không gian cụ thể là các ứng dụng của lĩnh vực này như xử lý tín hiệu, ảnh từ vệ tinh, công nghệ viễn thám, định vị vệ tinh từ các ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội cho đến quản lý tài nguyên môi trường, lãnh thổ, biển đảo, quốc phòng.

Về lâu dài, chương trình sẽ đào tạo kỹ sư theo hai định hướng chính đáp ứng chiến lược quốc gia: (1) phát triển công nghệ không gian bao gồm thiết kế, phóng và điều khiển các loại vệ tinh quan sát, vệ tinh viễn thông, hệ thống dẫn đường; và (2) đẩy mạnh ứng dụng vào các lĩnh vực kinh tế xã hội, quản lý và an ninh quốc phòng.

Trong giai đoạn đầu, dự kiến từ 2016-2020, chương trình tập trung đào tạo kỹ sư trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ vệ tinh: xử lý và phân tích tín hiệu, hình ảnh vệ tinh và ứng dụng vào các lĩnh vực liên quan.

Trong giai đoạn tiếp theo, dự kiến 2020-2030, tiếp tục mở rộng đào tạo kỹ sư theo hướng phát triển công nghệ không gian khi có đủ nguồn lực về nhân lực và cơ sở vật chất. 

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội làm việc: trong các cơ quan nhà nước, sử dụng quản lý dữ liệu vệ tinh để giám sát tài nguyên rừng, đất đai, lãnh thổ, biển đảo của đất nước; trong các tổ chức kinh doanh dữ liệu vệ tinh và các ứng dụng liên quan; làm việc và nghiên cứu tại các viện và trung tâm lớn của quốc gia như: Trung tâm Vệ tinh Quốc gia (VNSC), Viện Công nghệ Vũ trụ (STI), các Cục, Trung tâm viễn thám; trở thành giảng viên và chuyên gia trong các lĩnh vực Kỹ thuật Không gian; làm việc trong các lĩnh vực liên quan: Viễn thông, Công nghệ thông tin, Điện tử hoặc Điện - Điện tử.

Đặc biệt, khoảng 10% sinh viên xuất sắc sẽ có cơ hội được các đối tác của Trường ĐH Quốc tế tài trợ đi thực tập 1-3 tháng vào năm thứ 3 tại Hàn Quốc, Nhật Bản.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Thực tế chưa hẳn như biểu hiện

GD&TĐ - Cuộc trả đũa của Iran ngày 12/4 vừa qua tạo bước ngoặt mới trong mối quan hệ đầy thù địch và căng thẳng giữa nước này và Israel.