Trường ĐH Luật TP.HCM trao chứng chỉ cho 66 học viên học chuyên sâu về sở hữu trí tuệ

GD&TĐ - Trường Đại học Luật TP.HCM vừa tổ chức lễ bế giảng và trao chứng chỉ cho 66 học viên theo học khóa học chuyên sâu về sở hữu trí tuệ (SHTT) năm 2021.

Các học viên nhận chứng chỉ
Các học viên nhận chứng chỉ

Khi tham gia khóa học này (thời gian 8 tháng), các học viên sẽ được trang bị các kiến thức về: Pháp luật sở hữu công nghiệp; Kỹ năng đăng ký xác lập quyền đối với sáng chế; Kỹ năng đăng ký xác lập quyền đối với kiểu dáng công nghiệp; Kỹ năng đăng ký xác lập quyền đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý.

Thông tin sở hữu công nghiệp; Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ; Pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả... Kết thúc khóa học, học viên được nhận chứng chỉ và sẽ đủ điều kiện để tham dự kỳ kiểm tra đại diện sở hữu công nghiệp bên cạnh những kiến thức thực tiễn quý báu.

Chia sẻ tại buổi lễ trao chứng chỉ, PGS.TS Bùi Xuân Hải – Phó Hiệu trưởng Nhà trường cho biết vai trò của SHTT đối với sự phát triển kinh tế xã hội, hoạt động đổi mới và sáng tạo hiện nay là rất quan trọng. Vì vậy,  cần thiết phải có những khoá đào tạo chuyên sâu với đội ngũ giảng viên, chuyên gia, thẩm phán có kinh nghiệm để trang bị cho các học viên nền tảng lý luận, pháp luật và thực tiễn hoạt động SHTT. 

Các học viên nhận chứng chỉ chụp ảnh kỉ niệm cùng lãnh đạo Khoa, Nhà trường
Các học viên nhận chứng chỉ chụp ảnh kỉ niệm cùng lãnh đạo Khoa, Nhà trường

"Nhìn thấy được nhu cầu bức thiết của xã hội về nguồn nhân lực am hiểu pháp luật SHTT, ĐH Luật TP.HCM đã phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức Khoá Đào tạo pháp lý chuyên sâu về lĩnh vực này. Mục tiêu là cung cấp thêm cho đội ngũ cán bộ, chuyên gia nền tảng pháp luật và cái nhìn thực tiễn hơn"- PGS.TS Bùi Xuân Hải – Phó Hiệu trưởng Nhà trường chia sẻ.

Với cương vị là  người trực tiếp giảng dạy, PGS.TS Lê Thị Nam Giang cho biết: Đây là khóa đào tạo chuyên sâu về SHTT duy nhất tại Việt Nam trong thời gian 8 tháng. Chương trình của khóa học được các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nghiên cứu và biên soạn một cách khoa học và có chọn lọc. Vì vậy, sau thời gian học tập, học viên không chỉ có những kiến thức bao quát, nền tảng cả về lý luận, pháp luật mà còn am hiểu sâu hơn về SHTT. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.