Tham dự buổi ký kết, về phía Trường Đại học Tây Nguyên có TS Lê Thế Phiệt, Phó Hiệu trưởng cùng đại diện lãnh đạo các khoa, phòng, ban trực thuộc.
Về phía Báo GD&TĐ, thừa ủy quyền Ban Biên tập làm việc có nhà báo Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Văn phòng, đại diện tại miền Trung - Tây Nguyên, cùng phóng viên, nhân viên Văn phòng.

Báo GD&TĐ mang đến cảm nhận thân thiết
Phát biểu tại buổi ký kết, TS Lê Thế Phiệt thông tin: Trường Đại học Tây Nguyên (đơn vị trực thuộc Bộ GD&ĐT) được thành lập ngày 11/11/1977 có địa chỉ tại 567 Lê Duẩn, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; là trường đại học công lập đa ngành.
Sau gần 50 xây dựng và phát triển, Trường trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lớn của vùng Tây Nguyên. Đến nay, trường được Bộ GD&ĐT định hướng thuộc nhóm trường đại học trọng điểm của Việt Nam.
Hiện nay, Trường có 8 khoa với gần 10.000 sinh viên đang theo học.
TS Lê Thế Phiệt gửi lời cảm ơn tới Báo GD&TĐ, thời gian qua đã kịp thời thông tin các hoạt động đào tạo, thành tựu nghiên cứu khoa học của nhà trường, góp phần lan tỏa những hình ảnh tích cực trong và ngoài ngành.

"Được biết, tiền thân của Báo GD&TĐ là tờ Báo 'Người giáo viên nhân dân' đã đồng hành cùng ngành GD&ĐT trong hơn 65 năm qua. Chúng tôi luôn cảm nhận sự thân thiết trong từng tin, bài, phóng sự mà báo chuyển tải. Đối với đơn vị, các hoạt động cũng được chuyển tải một cách kịp thời, toàn diện. Góp phần xây dựng hình ảnh Trường Đại học Tây Nguyên ngày một phát triển", TS Lê Thế Phiệt bày tỏ.

Nhà báo Nguyễn Văn Dũng, đại diện Báo GD&TĐ bày tỏ niềm vui trước những kết quả đạt được của Trường ĐH Tây Nguyên trong thời gian qua.
Đại diện báo GD&TĐ tin rằng, với sự hỗ trợ tối đa của Bộ chủ quản, chính quyền địa phương, hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu, nỗ lực không ngừng của nhà trường, Trường Đại học Tây Nguyên sẽ sớm trở thành 1 trong 10 cơ sở giáo dục trọng điểm của cả nước
Thông tin về Báo GD&TĐ, nhà báo Nguyễn Văn Dũng chia sẻ: Thời gian qua, BBT báo GD&TĐ đứng đầu là nhà báo Triệu Ngọc Lâm, Tổng biên tập báo đã không ngừng nâng cao chất lượng của tờ báo trên cả 2 ấn phẩm báo giấy và báo điện tử. Báo đã chủ động tuyên truyền mọi chính sách của Đảng, Nhà nước, các chỉ đạo của bộ chủ quản tới đời sống Nhân dân, ngành Giáo dục; cổ vũ các cơ sở giáo dục điển hình, giáo viên, học sinh có nhiều đóng góp cho ngành Giáo dục, các điển hình về phong trào yêu nước, xây dựng bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế...
Với kinh nghiệm của mình, Báo GD&TĐ sẽ tiếp tục đồng hành, đóng góp phần nhỏ bé vào sự phát triển của nhà trường.
Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu
Trọng tâm tuyên truyền: các thành tích trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng và định hướng phát triển của Trường trong những năm tới; công tác tuyển sinh hằng năm;

Theo biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác, Báo GD&TĐ tập trung tuyên truyền, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, hướng đến hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu Trường Đại học Tây Nguyên và các đơn vị thành viên.
Biểu dương, giới thiệu những điển hình tiên tiến, những giải pháp đột phá, sáng tạo của cán bộ, viên chức, giảng viên, người lao động và sinh viên trong nhà trường.
Ngoài ra, phối hợp tổ chức các Hội thảo hướng nghiệp tuyển sinh tại các trường THPT, liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp tuyển dụng sinh viên sau khi ra trường ...

Tại buổi ký kết, đại diện 2 bên cũng thống nhất tạo ra các sân chơi thiết thực giúp sinh viên nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và trải nghiệm thực tế, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực và cả nước. Đồng thời, trường và báo phối hợp tìm kiếm nguồn học bổng hỗ trợ học tập cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên người dân tộc thiểu số.
Năm 2025, Trường ĐH Tây Nguyên dự kiến tuyển sinh hơn 2.900 chỉ tiêu với 37 ngành theo các phương thức:
Xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Xét theo điểm học bạ THPT
Xét theo điểm kỳ thi ĐGNL của ĐHQG TPHCM 2025
Xét tuyển thẳng.
Thông tin dự kiến phương thức, tổ hợp và chỉ tiêu:
https://tuyensinh.ttn.edu.vn/2025/04/11/thongtints2025/