Trường Đại học Ngoại thương công bố các chương trình khoa học

GD&TĐ - Ngày 27/1, Trường Đại học Ngoại thương đã công bố triển khai 25 Chương trình nghiên cứu (CTNC). Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc tham dự và chúc mừng nhà trường.

PGS.TS Bùi Anh Tuấn trao quyết định thành lập các chương trình nghiên cứu.
PGS.TS Bùi Anh Tuấn trao quyết định thành lập các chương trình nghiên cứu.

Trong số 25 CTNC được Trường ĐH Ngoại thương triển khai có 8 CTNC Nhóm 1 và 17 thuộc Nhóm 2, thực hiện trong giai đoạn 2021-2023. Được phát triển từ các Nhóm nghiên cứu đã triển khai như các cơ sở giáo dục đại học khác, các CTNC là một bước đột phá trong việc thúc đẩy nghiên cứu.

Các CTNC có hai điểm mới so với các Nhóm nghiên cứu. Thứ nhất là hệ thống phân loại các công trình công bố quốc tế mà các CTNC đăng ký thực hiện. Các CTNC của Nhà trường được chia thành 2 nhóm. Các CTNC nhóm 1 được đầu tư trọng điểm, hướng tới các công bố quốc tế có uy tín cao, mang tính chất dẫn dắt, hình thành các hướng nghiên cứu mũi nhọn của Nhà trường.

Sản phẩm chính là các công bố quốc tế có uy tín cao, thuộc danh mục SCI/SSCI/A&HCI có IF cao hoặc xếp trong nhóm Q1 của danh mục Scopus. Các CTNC nhóm 2 hướng tới huy động và đào tạo đội ngũ giảng viên trẻ thông qua các nghiên cứu có chất lượng quốc tế. Sản phẩm chính là các công bố quốc tế có uy tín, thuộc danh mục SCI/SSCI/A&HCI hoặc Scopus từ nhóm Q3 trở lên.

Thứ hai, bên cạnh mục tiêu công bố quốc tế, các CTNC hướng tới mục tiêu chuyển giao tri thức, mô hình, công cụ quản lý, quản trị cho các địa phương, cơ quan, tổ chức, và doanh nghiệp. Đây vốn là thế mạnh của Nhà trường trong hoạt động khoa học.

Các CTNC sẽ gắn kết các nhà khoa học, nâng cao năng lực nghiên cứu và tư vấn của đội ngũ, hướng tới gia tăng các công bố khoa học đồng thời chuyển giao tri thức, mô hình, công cụ quản lý và quản trị tiên tiến cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các địa phương, các tổ chức và cộng đồng doanh nghiệp.

PGS.TS Bùi Anh Tuấn (bên phải) trao quyết định và chúc mừng các nhóm nghiên cứu.
PGS.TS Bùi Anh Tuấn (bên phải) trao quyết định và chúc mừng các nhóm nghiên cứu.

Để thực hiện, Trường Đại học Ngoại thương đã huy động hơn 200 nhà khoa học trong và ngoài trường tham gia trong đó hơn 150 nhà khoa học đến từ nhiều đơn vị trong trường. Các CTNC đã đăng ký trên 130 sản phẩm, trong đó có hơn 90 sản phẩm công bố quốc tế có uy tín cao.

Các CTNC của Trường Đại học Ngoại thương tập trung vào 4 định hướng nghiên cứu: Kinh tế xanh và trách nhiệm xã hội; Đổi mới thể chế kinh tế, xã hội hướng tới phát triển bền vững; Đổi mới sáng tạo và chuyển giao tri thức cho doanh nghiệp; Tái cơ cấu và đổi mới quản trị doanh nghiệp.

Việc xây dựng các CTNC của Trường Đại học Ngoại thương là một chính sách khoa học công nghệ đột phá nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức trong bối cảnh mới.

Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Bùi Anh Tuấn – Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương, cho biết: NCKH và chuyển giao tri thức là một trụ cột trong Chiến lược phát triển của Trường ĐHNT. Trong những năm gần đây, Nhà trường đã triển khai nhiều chính sách để đẩy mạnh thu hút các nguồn lực và tăng cường đầu tư cho hoạt động này. Các CTNC đã huy động hơn 200 nhà khoa học trong và ngoài trường tham gia trong đó hơn 150 nhà khoa học đến từ nhiều đơn vị trong trường, đã đăng ký trên 130 sản phẩm, trong đó có hơn 90 sản phẩm công bố quốc tế có uy tín cao.  

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.