Trường Đại học Kiên Giang nhân giống, thả 300 con cá ngựa về biển

GD&TĐ - Trường Đại học Kiên Giang phối hợp cùng Vườn Quốc gia Phú Quốc vừa thả 300 con cá ngựa về lại tự nhiên tại vùng thảm cỏ biển thuộc Khu bảo tồn biển Phú Quốc.

Trường ĐH Kiên Giang thả cá ngựa về Khu bảo tồn biển Phú Quốc.
Trường ĐH Kiên Giang thả cá ngựa về Khu bảo tồn biển Phú Quốc.

Đây là hoạt động nằm trong dự án “Thu thập, lưu giữ, bảo tồn nguồn gen cá ngựa (Hippocampus kuda) tại tỉnh Kiên Giang” do Thạc sĩ Phạm Minh Tứ - giảng viên khoa Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Kiên Giang làm chủ nhiệm.

Theo Thạc sĩ Phạm Minh Tứ, việc thả lại tự nhiên 300 con cá ngựa do nhóm nghiên cứu đã thu hơn 100 cá ngựa bố mẹ ban đầu từ nguồn lợi tự nhiên để thực hiện các nội dung của dự án. Trong đó có sản xuất giống và nuôi thương phẩm theo hướng bảo tồn.

“Hoạt động thả cá về biển nhằm góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân cùng tham gia bảo vệ nguồn lợi tự nhiên, đặc biệt đối với các loài có giá trị, dễ bị tổn thương và đang ngày càng suy giảm nguồn lợi như cá ngựa”, Thạc sĩ Phạm Minh Tứ cho biết.

Khu bảo tồn biển Phú Quốc (thuộc Vườn Quốc gia Phú Quốc) nằm trong vùng biển thuộc TP Phú Quốc (Kiên Giang), là một trong 11 Khu bảo tồn biển hiện có tại Việt Nam và có tổng diện tích là 40.909,47 ha. Trong đó, diện tích thảm cỏ biển khá lớn khoảng 10.000 ha, là điều kiện thuận lợi cho những loài vật biển sinh sôi, phát triển như cá ngựa, cua, ghẹ...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.