Trường Đại học Bách khoa TPHCM bổ nhiệm 13 Giáo sư, Phó giáo sư

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Chiều 11/1, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) tổ chức lễ vinh danh và bổ nhiệm Giáo sư, Phó giáo sư năm 2023.

13 Giáo sư, Phó giáo sư của Trường Đại học Bách khoa TPHCM được vinh danh và bổ nhiệm. Ảnh: N.Quỳnh
13 Giáo sư, Phó giáo sư của Trường Đại học Bách khoa TPHCM được vinh danh và bổ nhiệm. Ảnh: N.Quỳnh

Năm 2023, Trường Đại học Bách khoa có 13 nhà giáo đạt chuẩn Giáo sư, Phó giáo sư.

Trong đó, một nhà giáo được bổ nhiệm chức danh Giáo sư là GS.TS Nguyễn Hữu Lộc thuộc Bộ môn Thiết kế máy, Khoa Cơ khí.

GS.TS Nguyễn Hữu Lộc (giữa) cùng người thân và lãnh đạo nhà trường. Ảnh: Mạnh Tùng

GS.TS Nguyễn Hữu Lộc (giữa) cùng người thân và lãnh đạo nhà trường. Ảnh: Mạnh Tùng

12 nhà giáo được bổ nhiệm chức danh Phó giáo sư ở các ngành Hóa học, Cơ khí, Động lực, Kiến trúc và Xây dựng

Trong đó, Khoa Kỹ thuật Hóa học có 5 tân Phó giáo sư: Hà Cẩm Anh, Nguyễn Văn Dũng, Trần Thụy Tuyết Mai, Đặng Bảo Trung, Trần Tuấn Việt.

Khoa Kỹ thuật Xây dựng có 4 tân Phó giáo sư: Lê Thị Hồng Na, Lại Văn Quí, Trần Minh Thi, Bùi Phương Trinh.

Các đơn vị khác, mỗi nơi có 1 tân Phó giáo sư, gồm: Lê Thanh Long (Khoa Cơ khí); Nguyễn Thanh Trương (Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng Công nghiệp), Hồng Đức Thông (Khoa Kỹ thuật Giao thông).

PGS.TS Hà Cẩm Anh, Bộ môn Kỹ thuật Hóa Hữu cơ, Khoa Kỹ thuật Hóa học nhận quyết định bổ nhiệm. Ảnh: Mạnh Tùng

PGS.TS Hà Cẩm Anh, Bộ môn Kỹ thuật Hóa Hữu cơ, Khoa Kỹ thuật Hóa học nhận quyết định bổ nhiệm. Ảnh: Mạnh Tùng

Tại buổi lễ, PGS.TS Mai Thanh Phong, Hiệu trưởng nhà trường gửi lời chúc mừng đến cá nhân, gia đình, người thân của các tân Giáo sư, Phó giáo sư được bổ nhiệm trong đợt này.

Theo ông, để đạt được thành quả này, các thầy cô đã phấn đấu, nỗ lực hết mình để đạt chuẩn theo quy định của Nhà nước và các tiêu chuẩn theo quy định của Hội đồng các cấp.

Ông Mai Thanh Phong hy vọng trong thời gian tới, đội ngũ nhà giáo của trường phấn đấu để có thêm nhiều thầy cô được bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó giáo sư, nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học của nhà trường.

Là nhà giáo duy nhất của trường được bổ nhiệm Giáo sư đợt, GS.TS Nguyễn Hữu Lộc (giảng viên Bộ môn Thiết kế máy, Khoa Cơ khí) bày tỏ niềm vui, xúc động với thành quả sau 40 học tập, lao động, kể từ khi còn là sinh viên đại học.

GS.TS Nguyễn Hữu Lộc. Ảnh: Mạnh Tùng

GS.TS Nguyễn Hữu Lộc. Ảnh: Mạnh Tùng

GS.TS Nguyễn Hữu Lộc 60 tuổi, quê Trảng Bàng, Tây Ninh. Ông tốt nghiệp đại học và tiến sĩ ngành Cơ khí tại Trường Đại học Công nghệ Quốc gia Belarus (Belarus).

Công tác tại Trường Đại học Bách khoa hơn 30 năm, ông lần lượt giữ các chức vụ Phó Trưởng Bộ môn Thiết kế máy, Trưởng Bộ môn Thiết kế máy, Phó Trưởng khoa Cơ khí, Trưởng khoa Cơ khí.

GS Lộc hướng dẫn 4 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và nhận bằng, 7 đề tài cấp Bộ (bao gồm Đại học Quốc gia); 28 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín (SCIE/Scopus)...

"Tôi vừa thôi nhiệm vụ quản lý, sắp tới sẽ có nhiều thời gian và tập trung hơn cho việc giảng dạy, hướng dẫn học viên và nghiên cứu khoa học", GS Lộc chia sẻ.

Trường Đại học Bách khoa TPHCM có hơn 1.300 cán bộ, giảng viên, nhân viên. Hiện trường quản lý 12 Khoa - Trung tâm đào tạo, đào tạo 35 ngành bậc đại học, 34 ngành thạc sĩ, 27 ngành bậc tiến sĩ. Quy mô đào tạo của trường khoảng 23.000 sinh viên, trên 2.100 thạc sĩ và gần 300 nghiên cứu sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một tiết học Lịch sử tại Trường Tiểu học số 223, Warsaw, Ba Lan.

Tranh cãi bỏ bài tập về nhà

GD&TĐ - Chính phủ Ba Lan quy định những quy định mới về việc giao bài tập về nhà, trong đó cấm giao bài tập cho học sinh lớp 1 - 3.
Học sinh Trường Tiểu học Đỉnh Bàn thực hành thuyết minh giới thiệu về lịch sử.

'Giáo án' đặc biệt

GD&TĐ - Nhằm tạo không gian học tập và trải nghiệm hấp dẫn cho học sinh, nhiều trường học tại Hà Tĩnh đã thiết kế các khu trải nghiệm lịch sử trong khuôn viên.