Trường bắt tay doanh nghiệp gia tăng cơ hội thực tập, việc làm cho sinh viên

GD&TĐ -Ngày 13/6, tại trường ĐH Nông lâm TPHCM đã diễn ra Lễ ký kết giữa trường ĐH Nông Lâm TPHCM(NLU) và hiệp hội gỗ Bình Dương (BIFA).

Lãnh đạo Trường ĐH Nông Lâm TPHCM ký kết với hiệp hội gỗ Bình Dương (BIFA)
Lãnh đạo Trường ĐH Nông Lâm TPHCM ký kết với hiệp hội gỗ Bình Dương (BIFA)

Theo đó, BIFA sẽ hợp tác với trường ĐH Nông lâm TPHCM trong nhiều lĩnh vực: hợp tác đào tạo các khóa ngắn hạn, hỗ trợ cơ sở thực hành, thực tập, cam kết việc làm cho Kỹ sư Lâm học, chế biến Lâm sản cho sinh viên sau khi ra trường.

BIFA hiện có trên 200 thành viên, đóng góp rất lớn trong tổng giá trị xuất khẩu ngành gỗ trên cả nước. Các công ty thành viên của BIFA với trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao sẽ là cơ sở thực tập cho sinh viên nhằm giúp sinh viên tiếp cận sớm với cơ sở sản xuất, tiếp cận với các máy móc, kỹ thuật hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế.

Hai bên vui mừng với ký kết hợp tác
 Hai bên vui mừng với ký kết hợp tác

Theo ông Điền Quang Hiệp- chủ tịch BIFA, với bước phát triển nhảy vọt và nhu cầu rất lớn nguồn nhân lực ngành gỗ, riêng Hiệp hội đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực, ông mong muốn Trường ĐH Nông Lâm TPHCM có thể cam kết đáp ứng đủ số lượng sinh viên ra trường cho hiệp hội hiện nay.

Như vậy, việc ký kết hợp tác này không chỉ giúp Hiệp hội đảm bảo được nguồn cung ứng nhân lực mà còn giúp sinh viên có đam mê lựa chọn ngành gỗ yên tâm với sự lựa chọn của mình.

Hiệp hội mong muốn hỗ trợ sinh viên thực hành thực tập, cập nhật các kỹ thuật, máy móc trang thiết bị hiện đại tạo các công ty nhằm xóa dần khoảng cách giữa kiến thức sách vở và môi trường sản xuất thực tế đang tồn tại hiện nay. Với sự hợp tác này, các sinh viên ra trường có việc làm và nhanh chóng lành nghề, có thu nhập cao trong thời gian ngắn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...